Con có xu hướng bạo lực – Khi trẻ đánh người khác, có hành vi bạo lực, bố mẹ nên xử trí ra sao? Có phải nên đánh để trẻ biết đau và không đánh người khác nữa?
Với các bạn nhỏ – độ tuổi mầm non – Đây là độ tuổi hành vi và nhận biết đang dần phát triển. Việc đánh hay giành – nếu cha mẹ chưa từng dạy và hướng dẫn bé, thì ngay bản thân bé không biết đó là một hành động không được chấp nhận hay chưa thể xem là con có xu hướng bạo lực
Vì sao con có xu hướng bạo lực
Việc đánh nhau hay giành đồ chơi – có thể chỉ mang tính thời điểm ngay tại đó – chứ không mang tính chất lặp đi lặp lại, hay làm cho bé trở thành đưa trẻ hư hay con có xu hướng bạo lực. Nhưng nếu việc này xảy ra thường xuyên, không có sự ngăn chặn lại, thì nguy cơ phát triển xu hướng bạo lực cho bé là hoàn toàn không thể tránh khỏi.
Với độ tuổi này , phụ huynh nếu bắt gặp hãy can thiệp và giải thích ngắn gọn và dể hiểu cho bé về hành động của mình như đơn giản :
- Đánh nhau là không đúng.
- Đánh sẽ làm đau bạn
- Không được phép đánh hay làm đau người khác
- Con ở đây để mọi người được an toàn cho đến khi con bình tĩnh trở lại
Sau khi bé bình tĩnh lại, hãy hướng dẫn bé cách xin lỗi bạn chơi. Cha mẹ cần kiên trì và luôn nhắc nhở con mình khi có hành vi đánh bạn, và không bao giờ quên lắng nghe con trẻ giãi bày cơn tức giận, hay nguyên nhân để đưa đến hành động đánh, cắn hay giành đồ chơi của bạn. Từ việc hiểu nguyên nhân này, cha mẹ mới có thể dần mở từng khúc mắc giận dữ trong lòng con, để đưa vào khái niệm bạo lực là không thể chấp nhận cho dù bất cứ nguyên nhân gì.
Với bé bị đánh – cha mẹ cũng cần lắng nghe nguyên nhân, và giải thích cho con hiểu tình huống. Và hãy khen ngợi hành vi không đánh bạn của con. Tuy vậy, nếu bé nhà mình thuộc em bé ngoan hiền, hay bị bạn đánh – cha mẹ cũng nên dạy con cách bảo vệ mình.
Con có xu hướng bạo lực
Khi nguyên nhân cuộc ẩu đả chỉ là tai nạn:
- Khi bé chơi với nhau, bé chỉ vô tình chạy và trúng bạn, lạm bạn té.
- Bé vô tình chơi và làm rớt đồ chơi vào chân bạn
- Bé đóng cửa làm kẹt tay bạn…
Tất cả các hành vi thuộc sự vô tình, thiếu quan sát của trẻ gây ra – đều là những tai nạn rất bình thường trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng trãi qua.
Ngay cả phụ huynh cũng nên phân biệt rõ – để có thể kiểm soát cơn giận hay xót con của mình – để không dẫn đến những hành động quá khích.
Riêng với các bé làm bạn bị đau vì hành động vô tình của mình – cha mẹ nên giải thích, và chỉ rõ nguyên nhân làm đau bạn. Để con học cách chú ý và quan sát hơn. Đồng thời cũng dạy con xin lỗi tuy là hành động vô tình, hay tai nạn đều làm bạn đau.
Nhiều bé nhất quyết không xin lỗi vì nghĩ mình không gây ra! Và nếu cha mẹ bỏ qua hành động này, và cũng đồng tình “Ồ chỉ là tai nạn thôi, con không có lỗi!” – cha mẹ đã tạo điều kiện cho bé phát triển – chơi một cách không ý thức, không quan tâm đến môi trường và mọi người xung quanh, vì lỡ có việc gì bé chỉ xem đó là tai nạn chứ không phải do hành động của mình.
Khi nguyên nhân cuộc ẩu đả không còn là sự vô tình và lặp lại thường xuyên
Cha mẹ hãy theo dõi hành vi của con, xem con có khuynh hướng phát triển bạo lực không? Có những bé chỉ đơn giản không thể kiểm soát được cảm xúc của mình – và bé có thể để được nhìn thấy ở đâu việc giải quyết bằng nắm đấm, hay ai đã từng khuyến khích bé làm.
Hay ngay chính cha mẹ, đôi khi hoàn toàn không kiểm soát được cảm xúc mình, thay vì hướng dẫn giải thích và phạt con văn mình, đã dùng đến roi vọt để đánh con. Điều này hoàn toàn có ảnh hưởng đến xu hướng bạo lực cho trẻ khi lớn lên – trẻ có thể học được khi không kiểm soát được cứ dùng nắm đấm để giải quyết!
Khi bé có dấu hiệu bạo lực thường xuyên, nóng giận thường xuyên, bạo lực mạnh mẽ – chỉ cần không vui chuyện gì, thua kém hay không có được món đồ chơi mình muốn – bé sẽ sẳn sàng nhảy vào giành, cào, cấu và đánh bạn hay tự làm mình bị thương.
Bé không thể kiểm soát cảm xúc cũng như hành động của mình, cha mẹ nên gặp chuyên gia tâm lý – để có được sự giúp dỡ cho bé cách kiểm soát cảm xúc của mình.
Nguyên tắc xử lý hành vi bạo lực
Con có xu hướng bạo lực
- Nguyên tắc đầu tiên để xử lý những hành vi bạo lực của trẻ là kiểm soát bản thân cha mẹ. Ngay cả bản thân cha mẹ cũng không được mất kiểm soát, vì nếu không thì chỉ có thể dùng bạo lực giải quyết bạo lực, và mọi thứ chỉ rối lên trong hai chữ bạo lực mà thôi.
- Đừng phán xét hay kết tội cho bé mà hãy lắng nghe bé. Bé cần người thông cảm, lắng nghe hơn là người phán xét kết tội mình.
- Hãy làm bé bình tĩnh lại trước khi nói tất cả những lới giảng đạo cần thiết cho bé.
Hãy nhớ rõ tuy bé đánh người khác, làm đau người khác nhưng chính bé cũng là MỘT ĐỨA TRẺ ĐANG ĐAU ĐỚN, SỢ HÃI HOẶC CÓ CẢM GIÁC BỊ BỎ RƠI.
Đọc thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!