Hầu như đứa trẻ nào cũng có những lúc bộc lộ rõ sự hung dữ của mình. Một vài sự điều chỉnh khéo léo trong cách nuôi dạy con sẽ giúp bạn dễ dàng dạy trẻ bớt hung dữ và xử lý vấn đề này trong hòa bình.
Trước hết, bạn nên biết tính hung hăng là một phần của sự phát triển bình thường của bé. Không có công thức chính xác 100% để “chữa trị” thói xấu này, nhưng bạn cần tìm hiểu để biết những loại hành vi tương ứng với các độ tuổi khác nhau, từ đó đưa ra cách dạy con phù hợp.
Nếu bạn có con trong độ tuổi này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được cha mẹ nên làm gì khi trẻ hung dữ nhé.
Tại sao các bé trở nên hung dữ?
Không chỉ bố mẹ mà mọi người xung quanh chắc chắn vô cùng ngạc nhiên khi thấy con trở nên hung dữ. Hành vi hung dữ là bình thường trên chặng đường sự phát triển của trẻ giai đoạn 1-3 tuổi. Kỹ năng ngôn ngữ mới hình thành, trẻ khao khát mãnh liệt được thể hiện bản thân một cách độc lập, nhưng chưa thể kiểm soát được hành vi, vì thế nên trẻ buộc phải hành động một cách rất “lấy thịt đè người”.
Tất nhiên điều này không nghĩa là bạn nên phớt lờ hành vi này của con. Hãy khẳng định với con là bạn không tán thành cách cư xử này, và hướng dẫn con cách diễn tả cảm xúc.
Làm gì khi trẻ hung dữ?
1. Hãy giữ bình tĩnh
Quát nạt, đánh đập, la mắng sẽ không làm con có hành vi tích cực hơn. Điều đó chỉ khiến con trở nên giận dữ hơn và chúng sẽ học theo điều đó. Nhưng nếu bạn cho con thấy rằng bạn có thể kiểm soát tâm trạng của mình, con bạn cũng có thể học cách tự chế ngự cơn giận, y như bạn đã làm vậy.
2. Nhận biết nguồn cơn trở nên hung dữ của trẻ
Tự hỏi mình xem chuyện gì có thể khiến bé bị kích động – hành động của bạn hay người nào đó, hoặc chuyện gì khác trong tình huống ấy, có thể bé đang quá mệt hoặc thấy trong người không khỏe. Bị xô đẩy, bất ngờ bị chạm vào người, bị từ chối điều bé muốn cũng có thể gây ra cảm giác thất vọng và làm cho bé trở nên giận dữ.
3. Đặt ra giới hạn
Giới hạn là điều cần thiết cho bất kỳ đứa trẻ nào. Bên cạnh việc đưa ra các giới hạn, bạn cần nhớ rằng trẻ cần cảm giác được yêu thương và quan tâm trìu mến để có cảm giác tin tưởng vào những lời khuyên của bố mẹ. Những em bé cảm thấy mình được yêu thương gần như lúc nào cũng muốn làm vui lòng cha mẹ và sẽ tán thành lời chỉ dẫn và cách dạy con mà phụ huynh đưa ra.
4. Khen ngợi, khuyến khích các hành vi tốt
Thay vì chỉ để tâm đến những hành vi xấu của con, hãy cố gắng quan sát nếu con làm tốt. Hãy giải thích cho bé hiểu tác dụng của hành vi tốt và ngược lại là tác hại của những hành vi xấu. Đừng quen khen ngợi khi bé có những hành vi tốt, những lời khen từ bố mẹ sẽ giúp bé cố gắng phấn đấu thực hiện hơn.
5. Kỷ luật
Càng nhiều càng tốt, đưa ra hình thức phạt giống nhau cho cùng một hành vi với trẻ theo cùng một cách cho mỗi lần trẻ làm sai. Như vậy dần dần trẻ sẽ hiểu được nếu làm sai, sẽ nhận hình thức phạt sau đó như thế nào.
6. Nói chuyện, trao đổi với con
Đợi cho đến khi con ổn định lại, rồi bình tĩnh và nhẹ nhàng nói cho con điều gì đã xảy ra. Cho con có điều kiện để giải thích điều gì đã khiến con tức giận.
Nhấn mạnh một cách ngắn gọn rằng con có quyền được tức giận, nhưng không được vì tức giận mà cắn/đánh người khác. Khuyến khích con tìm ra cách giải quyết hiệu quả hơn như sử dụng từ ngữ để giải thích mong muốn của con hoặc tìm đến sự trợ giúp của người lớn.
7. Khuyến khích bé xin lỗi nếu cư xử hung dữ
Lời xin lỗi ban đầu có thể chưa chân thành, mang tính đối phó nhưng dần dần con sẽ hiểu.
8. Giám sát khi con sử dụng internet
Các bé thường rất thích sử dụng điện thoại hay máy tính của bố mẹ để xem những video trên internet. Tuy nhiên, nhớ đảm bảo rằng con chỉ được phép coi những nội dung lành mạnh và bổ ích. Hiện tại, có vô số những nội dung tiêu cực ảnh hưởng xấu đến tính cách của bé trên internet, điều đó có thể dẫn đến những hành vi ngang ngược, hung dữ của con.
9. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Một số trẻ em gặp khó khăn hơn bởi có tính khí hung dữ hơn những bé khác. Nếu hành vi của con bạn là thường xuyên và nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sân chơi hay trường lớp bé học, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhi khoa của bé. Cùng nhau phối hợp để tìm ra được gốc rễ của vấn đề và cân nhắc xem có cần tìm cho bé một bác sĩ tâm lý trị liệu hay không.
Xem thêm