Mới mang thai có bị mất ngủ không? Phụ nữ mang thai có xu hướng buồn ngủ nhiều hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng chất lượng giấc ngủ nhìn chung lại giảm đi đáng kể. Vì sao và cách đối mặt như thế nào?
Mới mang thai có bị mất ngủ không?
Mất ngủ là khi một người khó chìm vào giấc ngủ; hay chỉ ngủ trong một thời gian ngắn và bị thức dậy thường xuyên. Phụ nữ có thể bị mất ngủ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, nhưng nó có xu hướng phổ biến hơn trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Do đó, câu trả lời là có thể nếu thai phụ có thắc mắc “Mới mang thai có bị mất ngủ không?”.
Nguyên nhân khiến thai phụ khi mới mang thai bị mất ngủ vào ban đêm và cách khắc phục
Buồn ngủ vào ban ngày
Mức độ hormone progesterone tăng cao trong giai đoạn đầu mang thai. Progesterone không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày mà còn có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm, dẫn đến mệt mỏi hơn vào ban ngày.
Với tất cả những thay đổi về nội tiết và thể chất mà cơ thể đang trải qua, không có gì ngạc nhiên khi chị em phải đấu tranh để có năng lượng bắt kịp nhịp sinh hoạt bình thường.
Hãy dành thời gian cho bản thân nghỉ ngơi với một hoặc hai giấc ngủ ngắn trong ngày, khi có thể. Tránh ngủ quá lâu giữa những giấc ngủ trưa hay nghỉ ngơi. Như thế có thể hạn chế tình trạng mới mang thai có bị mất ngủ.
Buồn nôn cũng góp phần khiến chị em mới mang thai có bị mất ngủ
Ít nhất 75% phụ nữ cảm thấy buồn nôn, hay ốm nghén, trong những tuần đầu của thai kỳ. Dấu hiệu mang bầu này có thể kéo dài suốt cả ngày và đặc biệt khó chịu vào ban đêm. Từ đó khiến mẹ bầu không thể ngủ được, hay ngủ không tròn giấc.
Để giúp giảm cơn buồn nôn vào ban đêm, hãy để đồ ăn nhẹ, như bánh quy, bên cạnh giường ngủ. Và nhấp nháp một chút khi chẳng may thức dậy và có cảm giác buồn nôn. Điều này sẽ giúp thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn để có thể ngủ trở lại. Ngoài ra, hãy thử nhâm nhi một tách sữa nóng hay trà gừng nóng trước khi đi ngủ.
Cảm giác đói bụng lúc nửa đêm
Cảm giác đói liên tục có thể xuất hiện trong suốt tam ca tứ nguyệt đầu tiên vào ban đêm và khiến bạn không ngủ được. Tất cả chúng ta đều đã nghe đến cụm từ “ăn cho hai người” – và nhiều thai phụ như muốn “ăn cả thế giới.
Hãy thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính. Điều này đảm bảo rằng cả mẹ và em bé có đủ lượng chất dinh dưỡng ổn định để chống lại bất kỳ cơn đói nào xuất hiện. Uống một tách sữa nóng hay một bữa ăn vặt nhẹ trước khi ngủ có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng đói nửa đêm.
Dù muốn ăn nhiều, nhưng hãy cố gắng có một chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng với ngũ cốc nguyên hạt, protein và trái cây tươi. Chế độ ăn cân bằng cũng giúp mẹ bầu no và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.
Thường xuyên cần đi vệ sinh
Tử cung ngày càng lớn khi bé phát triển có gây áp lực không mong muốn lên bàng quang. Đó là lý do nhiều thai phụ phải thường xuyên đi vệ sinh – một tình trạng rất thường gặp ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.
Để hạn chế tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, thai phụ có thể uống nhiều nước trong ngày. Nhưng hãy cắt giảm lượng nước uống vào buổi tối. Đồng thời, thai phụ cũng nên tránh các thức uống có caffein vì chất này cũng kích thích nhu cầu đi tiểu.
Căng thẳng lo lắng cũng khiến chị em mới mang thai có bị mất ngủ
Cảm giác lo lắng về một thai kỳ khoẻ mạnh, việc sinh nở hay làm mẹ khiến chị em khó tìm được tư thế ngủ thoải mái. Tất cả đều bình thường vì bạn đang bước vào một chương mới với nhiều trải nghiệm mới mẻ.
Hãy tìm những hoạt động để giúp bản thân thư giãn nhẹ nhàng vào mỗi buổi tối. Ngâm mình trong bồn nước ấm, uống một ly sữa ấm, đọc một cuốn tiểu thuyết,…là những gợi ý thai phụ có thể thử để giải toả cảm giác căng thẳng.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng phòng ngủ có nhiệt độ thoải mái và giường ngủ sạch sẽ. Đây cũng là những yếu tố giúp mẹ bầu ngủ dễ dàng hơn.
Đối với hầu hết phụ nữ, chứng mất ngủ và các vấn đề về giấc ngủ khác sẽ sớm qua đi. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thai kỳ trở nên ngoài tầm kiểm soát.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!