Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng tìm cách ngủ nhanh khi rơi vào trạng thái trằn trọc mệt mỏi nhưng lại không thể chìm sâu vào giấc ngủ. Giấc ngủ là cách cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng, vì thế ngủ không đủ hay thức khuya, mất ngủ có thể khiến cơ thể uể oải, thiếu năng động. Nhưng không phải việc đi ngủ lúc nào cũng dễ dàng, dưới đây là cách để chìm vào giấc ngủ nhanh chóng và ngủ sâu hơn.
1. Hạ nhiệt độ phòng
Nhiệt độ cơ thể của con người thay đổi khi chúng ta đến giờ ngủ, thường thì thân nhiệt bên trong sẽ giảm, nhưng nhiệt độ của tay và chân lại tăng, tạo xúc cảm nóng hơn. Vì thế nếu phòng quá ấm có thể gây khó ngủ. Lời khuyên cho mẹo ngủ nhanh này là chúng ta nên để điều hoà nhiệt độ phòng khi ngủ vào khoảng 25 độ C. Khi không khí mát mẻ, đắp chăn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và thường đắp chan làm chúng ta có cảm giác an toàn và nhanh chóng rơi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên mỗi người có sở thích và sức chịu đựng nhiệt độ khác nhau, vì thế hãy tìm nhiệt độ phù hợp với mình nhất.
Vùi vào chăn khi nhiệt độ đủ mát sẽ giúp dễ ngủ hơn
2. Tắm nước ấm sẽ giúp ngủ nhanh hơn
Nếu bạn cần ngủ sớm thì tắm rửa sạch sẽ, tốt nhất là bằng nước nóng sẽ giúp ngủ ngon hơn vì làm tăng tốc độ thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Khi cơ thể chúng ta “nguội” đi sau khi tắm, tín hiệu ấm áp sẽ được giúp gửi đến não, báo hiệu chúng ta đã sẵn sàng đi ngủ. Chú ý nếu thức khuya hay cực kỳ mệt mỏi thì không nên tắm đêm, rất nguy hiểm.
3. Tập Yoga, thiền
Nghiên cứu cho thấy rằng khi bị căng thẳng, chúng ta có xu hướng khó ngủ hơn bình thường. Vì thế cách ngủ nhanh là làm tâm trí được thoải mái, thư giãn. Yoga, thiền là những công cụ giúp làm dịu tâm trí và thư giãn cơ thể đã được chứng minh. Yoga khuyến khích thực hành các kiểu hít thở và chuyển động khí trong cơ thể để giải phóng căng thẳng. Trong khi đó, thiền có thể tăng cường mức độ melatonin và hỗ trợ não bộ đạt được trạng thái sẵn sàng chìm vào giấc ngủ sâu nhanh chóng.
4. Tắt tất cả các thiết bị điện tử
Sử dụng điện thoại khiến chúng ta khó ngủ
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử làm cơ thể lầm tưởng vẫn là ban ngày nên kìm hãm các cơn buồn ngủ. Đồng thời, xem TV, chơi game, lướt mạng xã hội, xem phim, khiến tâm trí bị xao nhãng, khó tập trung vào việc thư giãn nghỉ ngơi. Vì thế các chuyên gia đều khuyên ngắt kết nối tất cả các thiết bị điện tử để đảm bảo một nơi yên tĩnh, ngủ nhanh và ngon hơn.
5. Ngủ nhanh hơn thông qua cách tập thể dục trong ngày
Hoạt động thể chất thường được coi là có lợi cho giấc ngủ. Tập thể dục có thể làm tăng thời gian và chất lượng giấc ngủ bằng cách tăng sản xuất serotonin trong não và giảm mức độ cortisol – loại hormone gây căng thẳng. Tuy nhiên, điều quan trọng là duy trì thói quen tập thể dục cường độ vừa phải và không tập quá sức. Tốt nhất là tập buổi sáng sẽ giúp ngủ ngon hơn, hạn chế tập quá sức hay cực kỳ mệt mỏi trước khi ngủ, càng làm khó ngủ.
6. Không để đồng hồ trong phòng ngủ
Canh giờ trôi qua sẽ càng khó ngủ
Thực tế đa số chúng ta cần đồng hồ báo thức, vì thế nếu phải có đồng hồ thì hãy cố gắng đừng nhìn vào nó trước khi ngủ hay lúc trằn trọc khó ngủ. Nghiên cứu cho thấy những người thức dậy vào giữa đêm thường có xu hướng xem đồng hồ và ám ảnh về thời gian ngủ còn lại, dẫn đến căng thẳng, khó ngủ tiếp. Xem đồng hồ cũng là thói quen phổ biến của những người bị mất ngủ, vì họ cứ mải miết đếm thời gian, lo lắng, sợ hãi càng không thể ngủ mà nhìn thời gian trôi qua.
7. Nghe nhạc thư giãn
Âm nhạc có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ, thậm chí còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ mãn tính, là cách ngủ nhanh phổ biến. Nghiên cứu cho thấy những người khó ngủ lắng nghe các giai điệu an thần, êm dịu trong khoảng 45 phút trước khi ngủ sẽ ngủ nhanh và sâu hơn. Đặc biệt, những bài kinh giảng về phật giáo hay các giai điệu thiên nhiên không lời như nước chảy, mưa rơi, tiếng sáo có thể khiến tinh thần thư giãn hơn.
8. Cách ngủ nhanh bằng việc đánh lừa bộ não
Căng thẳng gây khó ngủ
Đôi khi chúng ta cố gắng hay quyết tâm làm một việc gì đó, lý trí và não bộ lại phát ra tín hiệu phản kháng và làm điều ngược lại. Tương tự, một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng lâm sàng ý định nghịch lý (nghĩa là cố tình không ngủ khi nằm trên giường) khiến chúng ta dễ ngủ hơn. Ví dụ cụ thể là thay vì suy nghĩ về việc cố gắng đi ngủ, hãy nói với bản thân rằng bạn đang cố gắng tỉnh táo để xem nốt quyển sách hay cần lên kế hoạch cho ngày mai, tính toán một chút, khi này não bộ sẽ phát ra tín hiệu buồn ngủ sớm thôi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!