X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa và cách để có giấc ngủ hoàn hảo

Mất 6 phút để đọc
Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa và cách để có giấc ngủ hoàn hảoTầm quan trọng của giấc ngủ trưa và cách để có giấc ngủ hoàn hảo

Ngủ trưa có tốt không là câu hỏi dễ có câu trả lời nhất khi các doanh nghiệp và tổ chức nổi tiếng nhất hiện nay như là Google, Nike, NASA đều cho rằng ngủ trưa có thể giúp tăng năng suất. Đó cũng là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty đang đầu tư vào phòng nghỉ ngơi giữa giờ và biến không gian hội nghị thành phòng ngủ.

Trong thực tế, những giấc ngủ ngắn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe, từ việc giúp giảm căng thẳng đến tăng sự tỉnh táo. Nhưng cụ thể làm thế nào để ngủ trưa có thể trở thành một phần trong lịch trình hàng ngày của bạn? Dưới đây là những giải đáp quanh giấc ngủ trưa và một vài gợi ý nhỏ để dễ dàng có được một vài giây phút chợp mắt trong ngày.

Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa và cách để có giấc ngủ hoàn hảo

Giấc ngủ trưa giúp tăng hiệu suất làm việc

Lợi ích của việc ngủ trưa

Chuyên gia y tế cho rằng một giấc ngủ ngắn cho phép phục hồi chức năng não, củng cố trí nhớ, loại bỏ các độc tố tích tụ suốt cả ngày và bùng nổ năng lượng. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy ở những người thiếu ngủ, việc có những giấc ngủ ngắn không chỉ làm tăng sự tỉnh táo, mà còn nâng cao hiệu suất làm việc và khả năng học tập. Thậm chí những giấc ngủ ngắn còn có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

Những đối tượng cần ngủ trưa

Mặc dù đáp án cho câu hỏi ngủ trưa có tốt không đã quá rõ ràng, nhưng trên thực tế, không phải ai cũng cần ngủ trưa. “Đặc biệt là với những người mắc chứng mất ngủ thì không nên ngủ trưa”, theo Michael Breus, Tiến sĩ, một chuyên gia về giấc ngủ được chứng nhận bởi hội đồng quản trị có trụ sở tại Manhattan Beach, California.

Nếu bạn mắc bệnh mất ngủ, những giấc ngủ ngắn vào ban ngày có thể khiến bạn cảm thấy như bạn không cần ngủ nhiều vào ban đêm, và dẫn đến khả năng làm cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, nếu bạn đã có một giấc ngủ phục hồi tuyệt vời vào tối trước và hoạt động tốt vào ban ngày, bạn có thể không cần ngủ trưa.

ngu-trua-co-tot-khong

Ngủ không ngon ban đêm cần giấc ngủ trưa để bù lại

Sức mạnh của một giấc ngủ được so sánh với một tách cà phê

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã khẳng định giấc ngủ thực sự là một biện pháp hiệu quả nhất để phục hồi cả não và cơ thể. Ngoài ra, ngủ trưa còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh mãn tính và rối loạn tâm thần. Chúng ta ngủ bởi vì có lý do, để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Cà phê và các loại chất kích thích khác, suy cho cùng, chỉ có thể mang lại hiệu quả ngắn ngủi. Trong khi đó, những giấc ngủ trưa có thể cung cấp sự tỉnh táo cho bạn thêm hai đến ba tiếng đồng hồ.

Như thế nào là một giấc ngủ trưa lý tưởng?

Để có một giấc ngủ trưa tốt, điều đầu tiên chính là căn chỉnh thời gian sao cho chính xác. Một nghiên cứu thường được trích dẫn vào năm 1995 của NASA đã phát hiện ra rằng một giấc ngủ ngắn 26 phút là “điểm ngọt ngào” của con người, cải thiện sự tỉnh táo lên 54% và hiệu suất tăng 34%.

Tuy nhiên, các chuyên gia có xu hướng đồng ý rằng chỉ cần từ 20 đến 30 phút là đủ để đem đến hiệu quả mà không khiến bạn cảm thấy lảo đảo khi thức dậy. Vậy nên đừng quên cài đặt báo thức để bạn không vượt qua con số đó.

Nhưng ngoài canh thời gian để ngủ vừa đủ, có nhiều cách khác để làm cho ngủ trưa hiệu quả hơn. Bắt đầu với bốn kỹ thuật này:

Tạo một địa điểm lý tưởng cho giấc ngủ của bạn

Một căn phòng tối, mát mẻ, yên tĩnh là nơi lý tưởng cho giấc ngủ. Nếu bạn không thể tự mình kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ hoặc tiếng ồn, thì chuyên gia giấc ngủ khuyên bạn nên đeo mặt nạ mắt để ngủ, cởi thêm các lớp như áo len và xem xét bật một đoạn nhạc không lời thư giãn. Để tránh sự gián đoạn, hãy tắt điện thoại của bạn trong hoặc đặt một bảng hiệu không làm phiền trên cửa phòng bạn.

Căn chỉnh thời gian hoàn hảo

ngu-trua-co-tot-khong

Ngủ trưa tầm 20-30 phút là hoàn hảo

Từ 1 đến 3 giờ chiều, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống và có một sự gia tăng nồng độ hormone melatonin khi ngủ. Sự kết hợp này khiến bạn buồn ngủ, đó là lý do tại sao đây là thời điểm tốt để ngủ trưa.

Ngoài ra đừng ngủ sau 3 hoặc 4 giờ chiều, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một giấc ngủ ngon vào tối hôm đó. Chuyên gia cũng lưu ý rằng ngủ trưa một hoặc hai giờ trước một việc quan trọng, ví dụ như một sự kiện nói trước công chúng hoặc một nhiệm vụ đòi hỏi thuyết trình tại nơi làm việc, ngủ trưa có thể thúc đẩy sự tỉnh táo và tăng hiệu quả.

Hãy thử cân nhắc dùng cà phê

Ý tưởng nhâm nhi cà phê trước khi đi ngủ nghe có vẻ phản trực giác và khá là điên rồ, nhưng vì caffeine mất khoảng 20 đến 30 phút để khởi động, nên có một chút chất kích thích ngay trước khi bạn ngủ trưa cho phép bạn thức dậy với sự tỉnh táo thêm.

Nếu bạn là một nhân viên làm việc theo ca, hãy tạo thói quen ngủ trưa

Nếu bạn là bác sĩ, y tá, lính cứu hỏa hoặc bạn làm một công việc khác với mức độ tăng ca trung bình từ 9 đến 5 tiếng, rất có thể giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. Tận dụng thời gian chết để làm việc trong một số giấc ngủ ngắn có thể giúp giấc ngủ của bạn đều đặn hơn. Nếu bạn không thường xuyên bị thiếu ngủ, ngủ trưa theo lịch trình có thể giúp cơ thể bạn quen dần với nó.

Câu chuyện từ đối tác
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?

Theo www.healthline

Xem thêm:

  • Mất ngủ sau sinh – Nỗi ám ảnh của các mẹ sợ mất sữa cho con yêu
  • Những điều quan trọng nhất mẹ cần biết về Cơ cấu giấc ngủ của trẻ trong năm đầu đời
  • 8 liệu pháp giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

hienpham

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa và cách để có giấc ngủ hoàn hảo
Chia sẻ:
  • Bà bầu ngủ trưa có tốt không và ngủ như thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

    Bà bầu ngủ trưa có tốt không và ngủ như thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

  • Nên ngủ trưa lúc mấy giờ để giấc ngủ mang lại hiệu quả nhất?

    Nên ngủ trưa lúc mấy giờ để giấc ngủ mang lại hiệu quả nhất?

app info
get app banner
  • Bà bầu ngủ trưa có tốt không và ngủ như thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

    Bà bầu ngủ trưa có tốt không và ngủ như thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

  • Nên ngủ trưa lúc mấy giờ để giấc ngủ mang lại hiệu quả nhất?

    Nên ngủ trưa lúc mấy giờ để giấc ngủ mang lại hiệu quả nhất?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn