X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

4 tác hại nghiêm trọng của điện thoại với trẻ em

Mất 8 phút để đọc
4 tác hại nghiêm trọng của điện thoại với trẻ em

Điện thoại giờ đây là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi người. Nhiều bậc phụ huynh rất phân vân liệu có nên cho trẻ sử dụng một chiếc điện thoại hay không. Lợi ích thì ai cũng biết song tác hại của việc này cũng không phải nhỏ.

Tác hại của điện thoại với trẻ em là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, gây khó khăn cho trẻ khi giao tiếp và học tập cũng như ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của bé… Cùng tìm hiểu xem điện thoại di động còn gây ra những tác hại gì cho trẻ qua các nội dung dưới đây:

  • Tác hại của điện thoại, thiết bị thông minh đối với trẻ em
  • Lời khuyên cho bố mẹ

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Tác hại của điện thoại với trẻ em

1. Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe 

  • Phát triển khối u: nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng điện thoại di động nhiều có khả năng phát triển của khối u lành tính trong não và tai.
  • Ung thư là tác hại của sóng điện thoại đối với trẻ em: WHO đã phân loại bức xạ điện thoại di động có thể gây ung thư cho con người. Trẻ em hấp thụ nhiều hơn 60% bức xạ so với người lớn.
  • Giảm khả năng tập trung: các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não, không chỉ xung quanh tai. Nếu trẻ sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi, thì khi vào học bé khó tập trung được hơn, giảm khả năng học tập và các việc khác.
  • Các bệnh về mắt: thói quen nhìn chằm chằm vào di động trong thời gian dài sẽ dễ khiến bé cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Có thể gây cận thị và các bệnh về mắt.
  • Nhiễm khuẩn: điện thoại hầu như ít được vệ sinh do đó là nơi trú ngụ lý tưởng cho các mầm bệnh. Ăn uống sau khi sử dụng di động làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh. Đây là tác hại của điện thoại thông minh với trẻ em.
  • Bệnh tim mạch: những bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra những rối loạn chức năng tim.
  • Thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống: các bức xạ có hại phát ra từ điện thoại di động có thể gây tổn hại DNA, từ dẫn tới thoái hóa thần kinh. Ngoài ra dùng điện thoại với tư thế không chuẩn trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị cong vẹo cột sống.

Mẹ có thể quan tâm:

Dùng điện thoại khi mang thai ảnh hưởng tới não bộ thai nhi như thế nào theo nghiên cứu của Hoa Kỳ?

tac-hai-cua-dien-thoai-voi-tre-em

Các thiết bị điện tử nói chung và điện thoại nói riêng có tác hại rất lớn đến trẻ (Ảnh: istockphoto)

2. Gây khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội của trẻ 

  • Trẻ em cũng như người lớn rất dễ nghiện sử dụng điện thoại di động, điều này làm giảm thời gian cho việc học cũng như giao tiếp với mọi người.
  • Trẻ sử dụng điện thoại trước khi học sẽ dễ bị phân tán tư tưởng khi ngồi học. Đây là 1 trong những tác hại của điện thoại đối với trẻ em mà nhiều bố mẹ không nhận ra.

3. Tạo những hành vi xấu

Trẻ có thể sử dụng điện thoại để truy cập vào những trang web xấu từ đó học được những hành vi xấu vì trẻ dễ tò mò và bắt chước nhanh chóng.

Rất nhiều trường hợp trẻ sử dụng điện thoại để gian lận trong thi cử. Không những vậy điện thoại di động cũng là một vật dụng góp phần gia tăng bạo lực học đường (bạo lực tinh thần) phổ biến hiện nay.

4. Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ 

Tác hại của việc cho trẻ chơi điện thoại là nhiều trẻ coi trọng điện thoại di động như vật bất ly thân, hơn cả người thân và những thứ khác.

Trẻ dễ thu mình, xa lánh với xã hội chỉ với một cái điện thoại. Trẻ còn nhỏ dễ bị hấp dẫn bởi những trang web bạo lực, khiêu dâm, phản xã hội,… hoặc các mạng xã hội từ đó ảnh hưởng xấu đến tâm lý và phát triển nhân cách.

Mẹ có thể quan tâm:

Dừng ngay việc cho trẻ sơ sinh xem điện thoại nếu bạn không muốn con bị chậm phát triển, thậm chí ung thư não!

Có thật là cho bé dùng nhiều điện thoại thì không tốt? Nếu có thể cho bé dùng thì bao nhiêu thời gian là vừa?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Ngày nay, các bậc phụ huynh thường hay cho trẻ sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử để có thêm thời gian làm việc. Tuy nhiên, việc cho trẻ sử dụng điện thoại thường xuyên và quá sớm sẽ để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. Trẻ có thể gặp các bệnh về mắt, nhiễm khuẩn, bệnh tim mạch, thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống, co giật, liệt cơ mặt,… Các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não làm giảm khả năng tập trung của trẻ.

Nhiều trẻ sẽ nghiện sử dụng điện thoại, gây khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội, trẻ dễ thu mình, xa lánh xã hội. Không những vậy, với tâm lí tò mò và bắt chước nhanh, trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những hành động không tốt xem được từ điện thoại, tạo nên những hành vi xấu, ảnh hưởng tới tâm lý và phát triển nhân cách của trẻ.

tac-hai-cua-dien-thoai-voi-tre-em

Nếu trẻ bị nghiện sử dụng điện thoại từ sớm sẽ gặp các vấn đề về giao tiếp và nhận thức (Ảnh: istockphoto)

Công nghệ không gây hại nếu chúng được sử dụng cho mục đích phù hợp. Hãy để điện thoại trở thành công cụ phục vụ cho các mục đích học tập và sáng tạo của trẻ, thay vì ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của con. Chính vì vậy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo ba mẹ không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử thường xuyên. Trẻ từ 2 đến 5 tuổi nên được giới hạn thời gian sử dụng tối đa trong 1 tiếng, tốt nhất nên có người lớn xem cùng.

Lời khuyên dành cho bố mẹ

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết, từ trường của điện thoại là vô hình, chúng âm thầm xâm nhập cơ thể và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi có sự hiện diện của trẻ, cần thận trọng khi dùng các thiết bị thông minh và nên áp dụng các biện pháp hạn chế bức xạ, không cho trẻ sử dụng điện thoại khi đang sạc pin, pin yếu, hạn chế cho trẻ sử dụng trong thời gian quá lâu hay dùng điện thoại quá cũ… Ngoài ra phụ huynh cần nhớ:

  • Đừng cho trẻ sử dụng nếu con bạn dưới 16 tuổi. Não bộ của trẻ là quá nhạy cảm để chịu được các tác động của bức xạ điện thoại di động.
  • Không nên để trẻ thực hiện cuộc gọi trong xe buýt, xe lửa, xe hơi, và thang máy hoặc các nơi như bệnh viện, máy bay, trạm xăng.
  • Không nên để bé sử dụng điện thoại di động khi tín hiệu yếu và quá nóng.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại di động xung quanh con nhỏ để tránh tác hại của sóng điện thoại với trẻ em.
  • Đừng để trẻ em mang điện thoại di động đến trường.
  • Đừng để điện thoại di động trong phòng ngủ của trẻ em vào ban đêm.
  • Thiết lập thời gian tối đa sử dụng điện thoại mỗi ngày cho trẻ.
  • Tư vấn cho trẻ về những điều trên mạng xã hội và thông tin về các loại trang web.

Trên đây là những tác hại của trẻ em xem điện thoại nhiều. Nếu cho trẻ sử dụng, hãy xem xét những lưu ý trên để trẻ học cách dùng điện thoại một cách thông minh mà không gây hại cho bản thân.

Nguồn tham khảo: Dưới 15 tuổi không nên dùng điện thoại di động – vnexpress.net

Xem thêm:

  • 5 sai lầm nên tránh khi lần đầu cho trẻ dùng điện thoại di động riêng
  • Sử dụng điện thoại di động gây vô sinh ở nam giới, các sóng điện thoại có thể khiến tinh trùng bị phóng xạ
  • Dùng nhiều điện thoại khiến con chậm phát triển! Làm sao đây khi CON ĐÃ NGHIỆN MÀN HÌNH?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

Được chỉnh sửa bởi:

Bác Sĩ Vũ Nhật Nam

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • 4 tác hại nghiêm trọng của điện thoại với trẻ em
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it