Dùng điện thoại khi mang thai khiến trẻ lớn lên mắc chứng tăng động giảm chú ý, theo nghiên cứu Đại học Yale trên loài chuột. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc mẹ bầu dùng điện thoại không hề ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Còn rất nhiều tranh cãi về việc sử dụng điện thoại khi mang bầu liệu có ảnh hưởng đến thai nhi
- Dùng điện thoại khi mang thai có thể gây ra rối loạn ADHD ở trẻ?
- Mẹ bầu nên sử dụng điện thoại như thế nào?
Còn rất nhiều tranh cãi về việc sử dụng điện thoại khi mang bầu liệu có ảnh hưởng đến thai nhi
Trong một xã hội đi liền với công nghệ như hiện nay, người già trẻ nhỏ, ai ai cũng “sắm” cho riêng mình một chiếc điện thoại di động. Đây là vật không thể thiếu, để giải trí, để liên lạc, để tìm hiểu thông tin, điện thoại sinh ra để đáp ứng tất cả những nhu cầu này của con người.
Không thể phủ nhận rằng cuộc sống công nghệ với nhiều thiết bị hiện đại đã góp phần thay đổi diện mạo của cuộc sống, mang đến nhiều trải nghiệm, lợi ích cho con người. Tuy vậy, việc lạm dụng quá nhiều các thiết bị điện tử này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với sức khỏe của mẹ bầu.
Đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng điện thoại trong thời gian ngắn không ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Còn nếu mẹ bầu sử dụng điện thoại nhiều, chưa có thông tin nào có thể đảm bảo rằng không tác động gì đến mẹ bầu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy điện thoại thông minh gây hại cho thai nhi (Nguồn ảnh: unsplash)
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu sử dụng quá nhiều điện thoại khiến thai phụ mệt mỏi, lo lắng, giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ hoặc làm tăng nguy cơ trẻ gặp phải các vấn đề về hành vi và tình cảm khi chào đời, thậm chí là bị tăng động…
Bạn có thể chưa biết:
Mối nguy hiểm của việc sử dụng điện thoại nhiều khi mang thai
Điện thoại di động, tivi, máy vi tính phát ra các bức xạ điện từ không ion hóa. Bức xạ không ion hóa là nhẹ hơn nhiều so với bức xạ ion hóa, được phát ra bởi tia X, máy trị liệu và máy chụp CT. Các chuyên gia đồng ý bức xạ không ion hóa không gây hại cho thai nhi.
Mỗi chiếc điện thoại được đánh giá theo mức độ bức xạ mà nó phát ra gọi là chỉ số SAR – cho biết lượng bức xạ hoặc năng lượng tối đa hấp thụ của cơ thể khi sử dụng điện thoại. Điện thoại có chỉ số SAR càng cao thì lượng bức xạ cơ thể hấp thụ càng nhiều.
Trên thực tế, năng lượng phát ra từ điện thoại phụ thuộc vào cường độ tín hiệu. Tín hiệu càng mạnh, điện năng của điện thoại càng giảm và giá trị SAR càng thấp. Vì vậy, chỉ sử dụng điện thoại khi có tín hiệu mạnh. Đây là cách để giảm mức độ bức xạ mà cơ thể đang tiếp xúc.
Tác động của điện thoại lên cơ thể vẫn đang còn là bàn cãi (Nguồn ảnh: unsplash)
Dùng điện thoại khi mang thai có thể gây ra rối loạn ADHD ở trẻ?
Theo một nghiên cứu của Northwestern Medicine, hiện nay có tới 3% trẻ em trong độ tuổi đi học bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tỷ lệ này đã tăng lên 66% so với 10 năm trước. Dù chưa biết chắc nguyên nhân gây ra ADHD, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại trong thai kỳ và sự hiếu động ở trẻ sau sinh.
Mẹ bầu dùng điện thoại nhiều ảnh hưởng thế nào đến thai nhi? Nghiên cứu Đại học Yale ở chuột cho biết tác động của bức xạ điện thoại trong thời gian mang thai gây nên hội chứng tăng động giảm chú ý ở giai đoạn bào thai. ADHD là một rối loạn phát triển liên quan đến những tác động lên vùng não, có nhiệm vụ phát triển các neuron gây ra ADHD. Trẻ được chẩn đoán ADHD ảnh hưởng đến khả năng học tập và khó khăn trong giao tiếp với mọi người.
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu xem điện thoại nhiều có sao không, liệu có gây dị tật cho thai nhi?
Phụ nữ mang thai nên sử dụng điện thoại như thế nào?
Mẹ bầu nên sử dụng điện thoại khi mang thai thế nào cho đúng? Hiện nay, điện thoại di động rất phổ biến với mỗi người. Chúng rất hữu dụng trong cuộc sống của mỗi người phục vụ cho việc liên lạc công việc và giải trí. Tuy nhiên, bà bầu nên nhớ những lưu ý sau để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi:
Hạn chế dùng điện thoại để đỡ gây hại cho thai nhi (Nguồn ảnh: unsplash)
- Chỉ nên sử dụng điện thoại trong những trường hợp cần thiết
- Gửi tin nhắn hoặc sử dụng điện thoại cố định là một sự ưu tiên hàng đầu với mẹ bầu
- Không nên gọi điện thoại quá lâu
- Chỉ sử dụng khi điện thoại có tín hiệu mạnh
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như tai nghe… để giảm tỉ lệ SAR ở gần đầu hoặc cơ thể.
- Tránh để điện thoại trước ngực gây ảnh hưởng không tốt đến tim và hệ nội tiết trong cơ thể.
- Để điện thoại xa đầu khi ngủ nhằm tránh các tia bức xạ gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
- Không sử dụng điện thoại lúc đang sạc pin vì các linh kiện nóng lên làm tăng bức xạ và tăng các nguy cơ cháy nổ.
- Hạn chế chơi game trên điện thoại: Khi mang thai, nhiều mẹ có thời gian rảnh rỗi khá nhiều và mẹ sẽ thích dùng điện thoại chơi game hay tán gẫu để giết thời gian. Lên mạng thường xuyên bằng điện thoại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Mẹ hãy giảm thiểu tối đa thời gian dùng điện thoại để chơi game hay lên mạng nhé. Mỗi lần mẹ sử dụng điện thoại không được quá 30 phút, và cứ cách 10 phút phải nghỉ một chút nhé!
- Để điện thoại cách xa đầu một chút: Thời điểm bạn ấn nút tiếp nhận tín hiệu điện thoại thì bức xạ sinh ra lúc này cao gấp 20 lần so với cả quá trình nhận tín hiệu. Để tránh ảnh hưởng đến bé yêu thì trong khoảng thời gian ngắn ngủi tiếp nhận tín hiệu, mẹ hãy cầm điện thoại cách xa não bộ khoảng 15cm, như thế có thể giảm được 80-90% lượng bức xạ.
Các vị trí cơ thể nên hạn chế tiếp xúc gần với điện thoại
- Trước ngực hoặc trước bụng: Điều này có thể gây ảnh hưởng tới tim và hệ nội tiết, điện thoại ở trạng thái chờ vẫn gây rối loạn nội tiết hoặc rối loạn kinh nguyệt
- Để điện thoại ở túi quần trước ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản nam giới
- Túi quần sau: Điện thoại được để ở vị trí này có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ phần xương cột sống, làm tăng nguy cơ bị cong vẹo cột sống, ảnh hưởng đến xương hông
- Đầu: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại làm gián đoạn quá trình tăng tiết melatonin của cơ thể và gây rối loạn giấc ngủ.
Không nên để điện thoại quá gần 1 số vị trí trên cơ thể (Nguồn ảnh: unsplash)
Thay lời kết
Nhìn chung cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc bà bầu sử dụng điện thoại. Sự tiện lợi và công dụng của những chiếc điện thoại thông minh trong đời sống hiện đại là không thể phủ nhận, tuy nhiên mẹ cũng không nên lạm dụng các thiết bị thông minh để đảm bảo không có nguy cơ nào có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh. Thay vì đắm chìm hàng giờ với chiếc điện thoại, mẹ nên dành thời gian cho bản thân nghỉ ngơi, tìm hiểu kiến thức mang thai và nuôi dạy con, nghe nhạc hoặc đọc sách, những điều này sẽ hữu ích hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!