X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mẹ bầu xem điện thoại nhiều có sao không, liệu có gây dị tật cho thai nhi?

Mất 6 phút để đọc
Mẹ bầu xem điện thoại nhiều có sao không, liệu có gây dị tật cho thai nhi?

Cuộc sống hiện nay của đa phần mọi người đều gắn liền với chiếc điện thoại. Không chỉ tiện ích về công việc mà điện thoại còn giúp giải trí và thư giãn. Nhưng liệu mẹ bầu có nên sử dụng điện thoại thường xuyên?

Mẹ bầu xem điện thoại nhiều có sao không? Sóng điện thoại có thực sự khiến thai nhi bị dị tật? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại và quá trình phát triển của em bé trong bụng mẹ.

  • Mẹ bầu xem điện thoại nhiều có sao không?
  • Ảnh hưởng của sóng điện thoại đến mẹ bầu và thai nhi

Mẹ bầu xem điện thoại nhiều có sao không?

Cuộc sống hiện điện gắn liền với chiếc điện thoại di động. Hầu hết các hoạt động thường ngày của mẹ bầu đều được thực hiện thông qua vật dụng “hữu ích” này, thậm chí như việc tìm kiến những thông tin thai kỳ. Về sự tác động của sóng điện thoại tới thai nhi, hiện nay có 2 nguồn quan điểm trái ngược nhau như sau:

TS. Laura Birks (Viện nghiên cứu Barcelona về sức khỏe toàn cầu Tây Ban Nha và Hiệp hội nghiên cứu dịch tễ và y tế công cộng Tây Ban Nha – CIBERESP) cùng các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu về hơn 80.000 cặp mẹ – con ở 5 quốc gia Đan Mạch, Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan và Hàn Quốc, tại nhiều thời điểm khác nhau (từ 1996 đến 2011).

Họ tìm thấy bằng chứng nhất quán về việc gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi – đặc biệt là tăng động – ở trẻ 5-7 tuổi, tỷ lệ thuận với thời lượng người mẹ nói chuyện điện thoại di động trong thời kỳ mang thai.

Bạn có thể xem:

Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc gì và đâu là những loại mẹ cần tuyệt đối tránh xa?

me-bau-xem-dien-thoai-nhieu-co-sao-khong

Hiện nay khoa học chưa phát hiện những ảnh hưởng cụ thể của sóng điện thoại tới thai nhi (Ảnh: istockphoto)

Theo Sciencedaily đăng tải, kết quả nghiên cứu của Na uy đã cung cấp nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc bà bầu sử dụng điện thoại di động trong thời kỳ mang thai không liên quan đến sự phát triển thần kinh của thai nhi thông qua phân tích dữ liệu từ 45.389 cặp mẹ – con với trẻ ở lứa tuổi 3 và 5.

Tiến sĩ Eleni Papadopoulou, tác giả chính tại Viện Y tế Cộng đồng Na Uy, chia sẻ trên Sciencedaily:

“Các bà bầu luôn dành sự quan tâm đặc biệt về tác hại của sóng điện thoại tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên công bố về ảnh hưởng do các điện từ tần số vô tuyến điện với bà bầu chủ yếu là do các báo cáo từ các nghiên cứu thực nghiệm động vật. Những phát hiện của chúng tôi không ủng hộ giả thuyết về những ảnh hưởng bất lợi đối với ngôn ngữ, giao tiếp và các kỹ năng vận động của đứa trẻ do mẹ sử dụng điện thoại di động trong thời kỳ mang thai”.

Từ những quan điểm trái chiều trên có thể thấy, hiện nay khoa học chưa phát hiện những ảnh hưởng cụ thể của sóng điện thoại tới quá trình phát triển của thai nhi. “Gây dị tât, quái thai trong 3 tháng đầu”, … đều chỉ là những điều võ đoán mà chưa có nhà khoa học nào lên tiếng xác nhận điều này.

Ảnh hưởng của sóng điện thoại đến mẹ bầu và thai nhi

Hẳn không ít mẹ sẽ thở phào nhẹ nhõm khi thấy rằng không có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về mối nguy hại của điện thoại tới em bé. Vậy mẹ có thể sử dụng điện thoại bao lâu, tùy ý mà không cần lo lắng gì?

Trường đại học Yale (Hoa kỳ) đã chứng minh được việc thai nhi tiếp xúc nhiều với sóng điện thoại sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ. Bên cạnh đó, Ông Hugh Taylor (Giáo sư y khoa kiêm trưởng khoa sản đại học Yale) khuyên các mẹ bầu cần cẩn trọng với các thiết bị điện tử trong suốt thai kỳ và mẹ bầu cần hạn chế sử dụng điện thoại nhất có thể.

Nếu mẹ sử dụng điện thoại liên tục với tần suất nhiều giờ trên ngày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không muốn.

me-bau-xem-dien-thoai-nhieu-co-sao-khong

Dùng điện thoại liên tục sẽ gây ảnh hưởng thần kinh như rối loạn giấc ngủ (Ảnh: istockphoto)

Làm suy giảm hệ thống thần kinh và não

Dùng điện thoại liên tục sẽ gây ảnh hưởng thần kinh như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, triệu chứng trầm cảm, thiếu tập trung, rối loạn chức năng nhận thức, chóng mặt, bồn chồn…

Bạn có thể xem:

8 lý do của hiện tượng thai nhi không đạp trong bụng mẹ

Ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết tố

Khi tiếp xúc với sóng điện từ kéo dài, nồng độ hormone steroid, hormone thần kinh và nồng độ insulin bị suy giảm.

Stress oxy hóa và tổn thương do gốc tự do

Điều này là một trong những nguyên nhân chính gây ra tổn thương do tất cả các bệnh mãn tính.

Sản xuất quá nhiều canxi nội bào

Điều này sẽ khiến cơ thể dễ bị các bệnh về tim mạch, giảm hấp thu chất dinh dưỡng, sỏi thận và rối loạn tiêu hóa.

Với những ảnh hưởng trên thì mẹ bầu không nên sử dụng điện thoại quá nhiều và liên tục. Các cơn đau nhức, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, … trong khi sử dụng điện thoại về mặt nào đó vẫn ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình phát triển khỏe mạnh của em bé trong bụng.

me-bau-xem-dien-thoai-nhieu-co-sao-khong

Với những ảnh hưởng trên thì mẹ bầu không nên sử dụng điện thoại quá nhiều (Ảnh: istockphoto)

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, với câu hỏi Mẹ bầu xem điện thoại nhiều có sao không thì câu trả lời vẫn là mẹ bầu lưu ý chỉ sử dụng điện thoại khi cần thiết. Tránh ngồi lâu nhìn màn hình, sử dụng thiện thoại trong thời gian dài. Nên để và sạc pin điện thoại ngoài phòng ngủ, giúp đảm bảo mẹ luôn có một giấc ngủ ngon. Thư giãn nghỉ ngơi hoàn toàn là cách tốt nhất để nuôi dưỡng một thai nhi đang lớn lên mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: ​Sóng điện thoại ảnh hưởng đến em bé – Tuoitre

Xem thêm: 

  • Những tác hại khi dùng điện thoại di động gần trẻ sơ sinh bố mẹ cần nắm rõ
  • Những điều mẹ cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai!
  • Dùng điện thoại khi mang thai ảnh hưởng tới não bộ thai nhi như thế nào theo nghiên cứu của Hoa Kỳ?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Minh Hương

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Mẹ bầu xem điện thoại nhiều có sao không, liệu có gây dị tật cho thai nhi?
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it