Mẹ uống sữa tươi con bị tiêu chảy là hiện tượng khá phổ biến do hệ tiêu hóa của bé lúc này còn khá non nớt. Vì vậy, mẹ cần tạm ngưng uống loại sữa này cho đến khi bé “cứng cáp” hơn.
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy
- Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
- Cần làm gì khi con bị tiêu chảy do mẹ uống sữa tươi?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một vài trẻ sau khi bú sữa mẹ bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng làm các ba mẹ lo lắng không biết nguyên nhân vì sao. Đầu tiên mẹ cần có kiến thức cơ bản về cách phân biệt phân thường và phân bất thường của con, nhằm phát hiện kịp thời tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành… có thể là thủ phạm gây tiểu chảy cho con. Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ mắc chứng dị ứng, tiêu chảy vì mẹ “nghiện” các thực phẩm quen thuộc này. Tốt nhất, trong thời gian cho con bú, mẹ tạm quên các món hợp khẩu vị này. Mời các mẹ theo dõi tiếp bài viết sau để biết rõ hơn về chứng tiêu chảy của trẻ khi mẹ uống sữa tươi:
Bạn có thể chưa biết:
Cách uống sữa tươi khoa học cho bà bầu, đảm bảo con tăng cân, phát triển chiều cao
Bà đẻ uống sữa tươi được không? Sau sinh bao lâu có thể uống sữa?
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Trẻ sơ sinh rất dễ bị tiêu chảy, nhất là trẻ 3 tháng đầu vì lúc này hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện. Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con bị tiêu chảy gồm có:
- Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày
- Phân lỏng, nhiều nước
- Mùi phân tanh, chua, có thể màu xanh, có đờm nhầy hoặc thậm chí dính máu
- Bé quấy khóc, bỏ bú
- Sốt
- Nôn trớ
- Khô môi
- Đi tiểu rất ít
Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:
Đầu vú mẹ hoặc bình sữa chưa được vệ sinh sạch trước khi cho bé bú
Đầu vú hay núm vú của bình sữa là nơi tiếp xúc trực tiếp với miệng bé nhưng lại trú ngụ rất nhiều vi khuẩn. Điều này nghĩa là mỗi lần cho bé bú, mẹ phải vệ sinh thật sạch sẽ bầu ngực, núm vú và lau thật khô ráo.
Với trường hợp mẹ cho con bú bình thì phải tiệt trùng bình sữa và núm vú với nước sôi trước và sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa của bé và khiến bé thường xuyên bị tiêu chảy.
Trẻ bú sữa đã bị thiu
Sữa mẹ bú trực tiếp là tốt nhất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mẹ phải vắt sữa từ trước rồi bảo quản để cho bé bú dần. Nếu để sữa quá lâu, sữa có thể bị thiu và khiến bé bị tiêu chảy.
Một số điều mẹ cần lưu ý khi vắt sữa cho con bú:
- Cho bé uống trong 4 tiếng đồng hồ kể từ khi vắt sữa nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ phòng
- Sữa có thể giữ được 2 – 3 ngày nếu mẹ bảo quản ở ngăn mát
- Nếu bảo quản trên ngăn đá của tủ lạnh, sữa có thể giữ được 2 – 3 tháng
- Đối với tủ có ngăn đá riêng, mẹ có thể giữ sữa trong 3 – 6 tháng
Nếu không sử dụng hết, mẹ bắt buộc phải đổ bỏ. Tuyệt đối không được “tiếc sữa” mà gây hại đến hệ tiêu hóa của bé.
Chế độ ăn uống của mẹ
Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì tất tần tật dinh dưỡng mà trẻ hấp thu được chính là từ chế độ ăn uống của mẹ. Hệ tiêu hóa của con lúc này còn khá non nớt nên những thực phẩm dù rất bình thường cũng có thể khiến con bị tiêu chảy. Và mẹ uống sữa tươi con bị tiêu chảy cũng không phải là trường hợp hiếm hoi.
Ngoài sữa tươi, một số thực phẩm gây lạnh bụng như ốc, bắp cải, lê, các món nhiều mỡ động vật,… chính là thủ phạm khiến bé bú sữa mẹ bị tiêu chảy.
Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa
Cơ thể trẻ sơ sinh thường có lượng men tiêu hóa rất ít, lại không ổn định nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột. Điều này khiến nhiều bé bị tiêu chảy rất thường xuyên trong giai đoạn đầu đời.
Vì sao mẹ uống sữa tươi con bị tiêu chảy?
Mẹ uống sữa tươi con bị tiêu chảy là hiện tượng rất phổ biến. Nguyên nhân là do trong sữa tươi, đặc biệt là sữa bò tươi có chứa loại protein mà nhiều trẻ chưa thể hấp thụ được. Khi mẹ uống sữa tươi, protein này sẽ đi vào đường sữa mẹ và khi bé bú, bé sẽ bị dị ứng do protein trong sữa bò có thể tạo ra khí trong dạ dày và ruột em bé, khiến bé bị tiêu chảy
Ngoài tiêu chảy, bé bị dị ứng sữa bò tươi còn có các dấu hiệu:
- Trào ngược dạ dày, nôn mửa
- Đau bụng, quấy khóc
- Phát ban, nổi mề đay
- Chảy máu
Cần làm gì khi con bị tiêu chảy do mẹ uống sữa tươi?
Mẹ tạm ngưng uống sữa tươi
Nếu nghi ngờ bé dị ứng với protein có trong sữa tươi, mẹ nên tạm ngừng uống sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa. Nếu sau 2 tuần kiêng sữa tươi, tình trạng dị ứng, tiêu chảy của bé vẫn không được cải thiện thì có thể nguyên nhân không phải là do mẹ uống sữa tươi.
Trường hợp nguyên nhân là do sữa tươi thì sau khi kiêng khoảng 1 – 2 tháng, mẹ có thể dần uống sữa tươi lại vì khi bé lớn hơn thì hệ tiêu hóa của bé cũng đã dần được hoàn thiện, bé có thể hấp thu protein từ sữa tươi tốt hơn. Nếu bé lại tiếp tục dị ứng, mẹ hãy dừng uống sữa lần nữa và chờ thêm vài tuần hoặc vài tháng tiếp theo.
Tiếp tục cho bé bú
Đi ngoài nhiều khiến trẻ mất rất nhiều nước và chất dinh dưỡng. Mẹ không nên vì sợ sữa mẹ có vấn đề mà cho trẻ nhịn đói hoặc cắt giảm lượng sữa của con. Điều này chỉ càng khiến trẻ suy nhược trầm trọng hơn, thậm chí là hạ đường huyết.
Hãy cố gắng cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, chỉ cần thay đổi chế độ ăn thì nguồn sữa tiết ra cũng thay đổi về chất lượng. Khi cho con bú, mẹ lưu ý nên cho bé bú hết một bên trong mỗi cữ bú rồi hãy chuyển sang bên còn lại nếu bé chưa no.
Bổ sung nước, điện giải cho bé
Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh: Tiêu chảy khiến trẻ bị mất nước rất nghiêm trọng. Mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc cho trẻ uống nhiều nước hơn hoặc pha Oresol cho trẻ uống để cấp nước cho bé. Lưu ý dung dịch Oresol sau khi pha, mẹ phải cho bé uống trong vòng 24h, nếu không uống hết phải đổ đi không được dùng lại.
Mẹ nên nhớ khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc gì cũng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện cho trẻ dùng thuốc vì dùng thuốc sai cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.
Bạn có thể chưa biết:
Ở cữ có được uống sữa tươi và những điều các mẹ cần lưu ý
Uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không?
Đưa trẻ bị đi ngoài đến gặp bác sĩ
Nếu mẹ thấy con tiêu chảy kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn nhiều, phân lỏng, có lẫn máu,… thì cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức. Trường hợp không có các triệu chứng trên nhưng trẻ bị tiêu chảy kéo dài 2 ngày mà không khỏi thì mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám để được chữa trị kịp thời. Nếu bị mất nước quá nhiều, trẻ có thể bị suy thận, suy hô hấp và tử vong.
Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp mẹ không bỡ ngỡ khi gặp phải trường hợp “Mẹ uống sữa tươi con bị tiêu chảy”. Đừng quên truy cập website theAsianparent để khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích khác mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!