Lòng tự tôn của trẻ
Những đứa trẻ với lòng tự tôn cao sẳn sàng mạo hiểm với những cơ hội để học được những điều mới… Chúng có thể sai hoặc thất bài với một điều gì đó nhưng nếu chúng có lòng tự tôn cao, chúng sẽ đủ mạnh mẽ để vượt qua điều đó và vẫn tiếp tục tò mò và mong muốn được khám phá… Hãy cùng theo dõi về lòng tự tôn của trẻ qua lời của các chuyên gia nhé!
Trẻ em là những nhà khoa học
Một đoạn hội thoại chứng minh trẻ em là những thiên tài nhí:
“Bé: Nước hồ bơi đến từ đâu vậy nhỉ? Nó có thể từ đâu nhỉ?
Mẹ: Nó có đến từ sông không? Hay là từ biển?
Bé: Hay có thể đó là nước mưa đó, nó đổ đầy hồ bơi và biển.”
Bà Alison Gopnik cho biết trẻ em được sinh ra để học
Alison Gopnik – Tiến sĩ, Nhà tâm lý học và Nhà nghiên cứu Đại học California cho biết: “Một trong những điều chúng ta biết về trẻ nhỏ là những nhà khoa học và người học giỏi nhất mà chúng ta biết trong cả vũ trụ này. Chúng thật sự được thiết kế để học. Cả bộ não và tâm trí của chúng đều được tạo ra để trở thành những cổ máy học tập phi thường nhất.
Chúng ta thường nói rằng trẻ em tuổi chập chững có vấn đề với việc tập trung, nhưng ý mà chúng ta thật sự muốn nói là chúng có vấn đề với việc không thể không tập trung. Những gì mà chúng đang làm là luôn luôn cực kỳ nhạy cảm với tất cả những mẫu thông tin, tất cả những gì diễn ra xung quanh chúng. Chúng lấy tất cả những thông tin này và đem nó vào sử dụng, cố gắng để giải quyết các vấn đề và tìm ra được điều gì đang xảy ra trên thế giới.”
Các nhà khoa học khác nói gì về trẻ em?
Quan sát những đứa trẻ tận hưởng chơi đùa cùng thiên nhiên là một điều cực kỳ thú vị đối với tôi. Bởi vì một trong những điều mà tôi chú ý là những đứa trẻ có óc quan sát đến thế nào. Và tôi biết rằng đối với tôi, một người lớn chúng ta thường kiểu như là đi dạo quanh quanh với đôi mắt về cơ bản là đóng. Chúng ta chỉ tìm kiếm những gì mà chúng ta chờ đợi/dự đoán được. Còn chúng thì thấy được những thứ như một chú chim trên cành cây, điều mà tôi không bao giờ để ý thấy. Chúng có một khả năng quan sát và tưởng tượng đầy cảm hứng.
Trẻ nhỏ có những phán đoán và giả thuyết riêng về những cái nên xảy ra trên thế giới này và chúng cố gắng xác nhận điều đó. Đó cũng là một lý do mà nếu chúng ta có một đứa trẻ được đặt trong ghế ăn cao trong 1 nhà hàng chúng có thể thả rơi cái muỗng qua một bên ghế và cái muỗng đập xuống sàn tạo ra 1 tiếng ồn lớn. Ba mẹ chúng có thể sẽ nhặt cái muỗng để lại vào ghế ăn và nói “đừng có đánh rớt cái muỗng nữa nha con”. Và điều tiếp theo đứa trẻ làm sẽ là nhặt cái muỗng lên và thả rơi nó lần nữa để xem liệu nó có gây ra tiếng ồn nữa hay không.
Những đứa trẻ luôn bận rộn, cố để tìm hiểu sự vận hành của thế giới mới lạ này. Đó là lý do trẻ thường hay lặp lại mọi hành động nghịch ngợm.
Chúng ta nên tôn trọng lòng tự tôn của trẻ
Nhưng điều mà chúng ta, với tư cách là những người lớn, xem là chuyện hiển nhiên thì đó lại là những điều mà chúng ta đã thật sự học được khi chúng ta là những đứa trẻ. Và chúng ta học chúng từ những thí nghiệm mà giờ đây chúng ta gọi là chơi. Vì vậy, đừng vội la mắng hay cấm cản trẻ khi bé đang cố gắng làm điều gì đó và lặp lại các hành động được coi là nghịch ngợm. Sự tập trung và chú ý của trẻ đôi khi còn lớn hơn nhiều so với người lớn.
Trẻ em thực sự là những thiên tài, và chúng ta cần phải tôn trọng lòng tự tôn của trẻ!
Cùng theo dõi đoạn video nói về trẻ em của các nhà khoa học
Đây là đoạn mở đầu của đoạn phim ngắn “The Beginning of Life” được hãng phim Maria Farinha Filmes sản xuất và Quỹ Nhi đồng Liêp Hiệp Quốc UNICEF bảo trợ – phụ đề bởi Linh Huỳnh. Hãy cùng xem tiếp đoạn phim để biết hiểu biết về lòng tự tôn của trẻ được hình thành và nuôi dưỡng ra sao.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!