Trẻ nói nhiều nhưng không rõ là tình trạng sử dụng ngôn ngữ tự phát. Trẻ nói rất nhiều nhưng thậm chí cả cha mẹ cũng không hiểu điều con nói.
Vậy nguyên nhân khiến trẻ nói nhiều nhưng không rõ là gì? Làm thế nào để giúp con cải thiện tình trạng này?
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ là biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ
Với một đứa trẻ phát triển bình thường thì từ 7 – 9 tháng tuổi đã có có thể bập bẹ gọi “ba ba”, “ma ma”… Đến 12-15 tháng tuổi, trẻ nói được từ đơn giản. Từ 2 tuổi, trẻ đã có thể nói được câu ngắn. Từ 3 tuổi trở đi là có thể nói câu dài, biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ.
Bởi vậy, trên 3 tuổi nếu trẻ nói nhiều nhưng không rõ thì cha mẹ nên nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ được chia làm 2 loại:
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ do đâu?
Rối loạn phát âm
Trẻ chậm nói, nói ngọng, sai ngữ pháp, phát âm vô nghĩa, nói xì xồ như tiếng trong phim… Tiếng của trẻ bị bóp méo, nói không thành thạo, khó để nói câu dài, ghép từ thành câu đúng.
Có trẻ thường thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí các chữ cái trong từ, từ trong câu hoặc đọc ngược chữ. Trường hợp khác trẻ lẫn lộn “b” và “d”, “p” và “q”… khiến người xung quanh, thậm chí cha mẹ không hiểu được.
Trẻ khó diễn đạt mong muốn, tâm trạng của mình bằng lời nói rõ ràng
Rối loạn vốn từ
Thông thường khi nói chúng ta sẽ dựa theo trật từ các từ trong câu, kết hợp với ngữ cảnh để phát ra lời nói để người khác có thể hiểu được. Nhưng với trẻ bị rối loạn vốn từ sẽ không hiểu ý nghĩa câu nói của mình. Từ đó, trẻ sử dụng từ không đúng hoàn cảnh.
Có thể thấy rằng tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng bởi con nói thứ tiếng gì đó mà họ không hiểu được.
Hoặc trẻ thường lặp lại hoàn toàn những gì mình nghe được bằng một tràng âm thanh không rõ nghĩa. Trong khi đó những từ đơn giản liên quan đến cuộc sống hàng ngày, các mối quan hệ trong gia đình thì trẻ không nói hoặc chỉ lặp lại khi bị người lớn ép.
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Cho trẻ xem tivi quá nhiều và quá sớm
Từ lúc bé chào đời cho đến 2 tuổi, thì việc học hỏi trực tiếp từ cha mẹ và cuộc sống xung quanh là vô cùng quan trong. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của bé.
Khi tương tác với cha mẹ và những người xung quanh. Bé sẽ dần dần học được cách sử dụng từ ngữ để mô tả điều mình thấy – nghe – sờ – cảm nhận được. Đồng thời, biểu đạt được suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói để phát triển trí tuệ, tình cảm, hành vi.
Cho trẻ xem tivi quá sớm, quá nhiều ảnh hưởng rất lớn đến tư duy ngôn ngữ
Nếu cho trẻ xem tivi sớm và quá nhiều ở giai đoạn này, vốn từ và âm vị của trẻ sẽ bị rối loạn. Trẻ không được học từ việc cảm nhận, bắt chước từng âm, từ mà phải tiếp thu cả câu vốn là chuỗi âm thanh vô nghĩa với trẻ ngay từ đầu.
Trẻ thường xuyên xem phim hoạt hình, quảng cáo, chương trình tiếng nước ngoài sẽ càng khó khăn khi nói. Bởi tốc độ lời nói mà bé nghe được rất nhanh, không nhìn thấy khẩu hình. Vì vậy, trẻ chỉ ghi nhận được chuỗi âm thanh liên tục.
Điều này khiến trẻ không thể nhận biết được rằng chúng là những từ riêng biệt được ghép lại. Hơn thế trẻ chỉ tiếp nhận âm thanh một chiều, không được chọn lọc và phản hồi lại. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, nói không rõ lời về sau.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ
Nguyên nhân thứ 2 có thể là do bé chậm phát triển trí tuệ, biểu hiện qua tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Dấu hiệu nhận biết dễ thấy nhất là trẻ 3-4 tuổi nhưng khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ chỉ như trẻ 2 – 2.5 tuổi.
Làm thế nào để giúp con nói rõ lời, hiểu và sử dụng ngôn ngữ đúng hoàn cảnh?
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ không được khắc phục kịp thời sẽ rất khó khăn trong giao tiếp. Tình trạng kéo dài lâu, khi lớn lên trẻ sẽ thu mình, thụ động. Trẻ cũng trở nên tự ti, không họa nhập được.
Bởi vậy, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp dưới đây để bé cải thiện khả năng ngôn ngữ:
Nói chuyện, giao tiếp với trẻ nhiều hơn
Để tập cho bé nói rõ lời thì cha mẹ phải dành thời gian để nói chuyện, chơi cùng con. Dành thời gian nói chuyện để chỉ trực tiếp uốn nắn từng từ, từng câu. Bố mẹ cũng cần chỉ cách phát âm từng độ vật, hành động, cử chỉ.
Chơi cùng bé, hoặc tập hát cho bé để uốn nắn cho trẻ cách nghe, nói chuẩn từng từ, từng câu. Đồng thời giúp bé phát triển, mở rộng khả năng sử dụng và tư duy ngôn ngữ. Khuyến khích bé biểu đạt mong muốn, cảm xúc của mình bằng lời nói rõ ràng.
Bố mẹ dành thời gian giao tiếp với trẻ nhiều hơn
Hạn chế tối đa việc cho trẻ xem tivi, điện thoại
Bố mẹ hãy đưa bé ra ngoài chơi, giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và những người xung quanh. Điều này sẽ giúp bé mạnh dạn hơn trong giao tiếp, phát triển khả năng tư duy.
Khuyến khích bé nói chuyện nhiều hơn
Cùng với việc sửa lỗi phát âm, dạy bé nói. Cha mẹ cũng phải khuyến khích bé nói chuyện nhiều hơn, vui chơi với bạn bè. Tốt nhất là cho bé đi học mẫu giáo theo đúng tuổi để tăng khả năng giao tiếp, ngôn ngữ.
Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu. bé sẽ bị rối loạn phát âm nặng thì phải đưa đến bác sĩ để được kiểm tra ngay.
Cha mẹ cần nhớ ngôn ngữ là yếu tố rất quan trọng để bé hoàn thiện trí tuệ, khả năng nhận thức, giao tiếp, bộc lộ cảm xúc… Bởi vậy, để trẻ không bị chậm nói, trẻ nói nhiều nhưng không rõ thì điều cốt yếu là từ 0 – 3 đừng cho trẻ tiếp xúc với tivi, máy tính, điện thoại…
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!