Không những thế, con bạn cũng cần phải biết cách lên tiếng cho người khác. Khi bạn dạy trẻ làm như vậy, bạn cũng dạy con biết quan tâm đến cảm xúc của người khác.
1. Không ngăn cấm trẻ nói
Trẻ em sinh ra không biết khi nào nên nói và phải nói những gì. Khi con bạn muốn được bế, chúng thường kêu la. Những lúc như vậy bạn không biết chúng thực sự muốn gì. Tuy nhiên, thay vì bực bội quát: “Nín đi, đừng khóc nữa!”, hãy dạy trẻ nói: “Mẹ ơi, mẹ bế con nhé?”.
Tôi đã thử làm điều này. Lúc đầu thật là bực bội nhưng dần dần con tôi đã học được! Bây giờ thay vì rên rỉ, con gái tôi là đã trở nên rất thẳng thắn về những gì con muốn.
Việc chỉ cho con bạn những câu nói đơn giản như trên có tác dụng rất lớn. Bạn đang dạy cho trẻ biết rằng nếu chúng muốn được một cái gì đó, chúng sẽ phải nói rõ yêu cầu của chúng.
2. Dạy trẻ rằng chúng có thể nói lên điều chúng không thích
Hãy cho phép con bạn nói lên những điều chúng không thích. Điều này không có nghĩa là bạn làm theo tất cả những gì chúng muốn. Bạn nên hỏi con lí do tại sao lại thích và tại sao lại không để đưa ra quyết định nên làm gì. Cho phép trẻ nói lên tiếng nói của mình sẽ giúp trẻ có được sự tự tin, tôn trọng chính mình và người khác.
3. Dạy trẻ nói KHÔNG
Trẻ em và thanh thiếu niên sẽ không biết khi nào tự do cá nhân của chúng bị xâm phạm. Chúng ta cần phải thường xuyên dạy cho chúng về điều này từ khi chúng còn nhỏ.
Dạy cho trẻ biết những vùng nào trên cơ thể trẻ người khác không được chạm vào. Dạy cho trẻ những cụm từ đơn giản kèm theo ví dụ để trẻ nhớ và sử dụng khi cần. Những cụm từ này có thể là: “Không được đụng vào chỗ đó” hoặc “Không được làm vậy.”
Bạn cũng nên dạy cho trẻ các cụm từ để trẻ sử dụng khi trẻ có hành vi không phù hợp với trẻ khác. Các cụm từ này có thể là: “Xin lỗi, tớ lỡ tay.” Ngoài ra, bạn nên chỉ cho con bạn biết rằng nếu chúng không muốn được bạn bè ôm hãy nói: “Không, tớ không muốn bạn ôm tớ”. Nói cho trẻ biết rằng nói KHÔNG như vậy là không có gì sai trái.
4. Dạy trẻ lên tiếng khi có nguy hiểm
Khi con bạn nói một điều gì đó mà bạn không hiểu, đừng chặn họng chúng bởi vì có thể chúng đang muốn thông báo với bạn một chuyện không hay nào đó. Nếu con của bạn nói về một ai đó đã làm điều sai trái với chúng thì hãy quan tâm và nghiêm túc lắng nghe. Nếu những gì trẻ nói là không thích hợp, hãy cứ lắng nghe và đợi đến khi trẻ nói xong diễn giải cho trẻ hiểu sau.
Nếu con bạn nhận thấy bạn quan tâm đến chúng, con bạn chắc chắn sẽ lên tiếng với bạn về những nguy hiểm mà chúng cảm nhận.
5. Kiến thức là sức mạnh
Khuyến khích con học tập ở trường. Thiết lập khoảng thời gian dành cho bài tập về nhà mỗi ngày và tích cực tham gia vào việc học của con. Giúp trẻ trả lời các câu hỏi và khen ngợi khi trẻ cố gắng!
Cùng con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa sau giờ học. Hãy chủ động và có mặt ở các trò chơi của trẻ. Khuyến khích con đặt câu hỏi về các hoạt động mà chúng tham gia. Khuyến khích con đặt câu hỏi để tăng thêm hiểu biết và theo dõi sự phát triển của lòng tự tin ở trẻ.
6. Thực hành kỹ năng lắng nghe chủ động
Cho con bạn biết rằng ý kiến và những gì con bạn nói là quan trọng bằng cách chủ động lắng nghe trẻ. Hãy nhìn thẳng vào mắt trẻ, không ngắt lời trẻ và khi trẻ nói xong hãy nhắc lại những gì trẻ nói. Điều này dạy cho con bạn biết rằng những gì chúng nói là quan trọng.
7. Dạy trẻ nói chuyện với những người lớn khác về mối quan tâm của chúng
Dạy con bạn rằng nếu có điều gì đó đang làm phiền con, con có thể nói với một người lớn đáng tin cậy như cô giáo, bác sĩ, bà ngoại hoặc ông bà hay người giữ trẻ. Nếu có một đứa trẻ khác xô đẩy chúng hãy nói với con bạn rằng chúng nên nói điều này cho giáo viên.
Hãy nói với trẻ rằng điều này là không sao vì không ai được phép làm tổn thương cảm xúc của người khác bằng cách đẩy họ hoặc một số hành vi không thích hợp khác.
8. Dạy trẻ làm thế nào để tiếng nói của chúng được lắng nghe
Nếu con của bạn nói với bạn hay một ai đó về một điều gì đó nhưng vì quá nhỏ và bạn không nghe thấy thì hãy nói với trẻ một cách chân thành rằng: “Bố/mẹ xin lỗi nhưng bố/mẹ không nghe được con nói gì. Con có thể nói lại một lần và nói to hơn để bố/mẹ có thể nghe thấy không nhỉ.” Bạn đừng nói như đang hỏi lại con bạn. Hãy chắc chắn con bạn biết rằng bạn đang lắng nghe và con bạn cần phải nói đủ lớn để được lắng nghe.
9. Khuyến khích sở thích của trẻ
Tôi luôn chú ý khi các con tôi bày tỏ mối quan tâm của chúng về một điều gì đó. Tôi không chỉ thể hiện sự quan tâm mà còn cho phép trẻ thực hiện mong muốn của mình, nếu điều đó là chính đáng.
Con gái tôi đã bày tỏ mong muốn được chăm sóc cây hoa trong vườn nhà nên tôi đã cho phép con tham gia vào việc đó. Tôi nghĩ khi làm vậy tôi sẽ khiến con nghĩ rằng sự quan tâm của nó có thể làm nên sự thay đổi cho khu vườn.
Nếu con bạn thể hiện sự quan tâm của chúng đến một điều gì đó, hãy cho chúng thấy rằng sự quan tâm đó có thể tạo nên sự khác biệt.
Trên đây chỉ là một vài cách bạn có thể dạy con nói lên tiếng nói của mình. Lúc nào cũng im lặng sẽ làm cho con em chúng ta trở thành những người nhút nhát. Đừng sợ khi để cho con nói lên ý kiến của mình. Đừng đánh giá thấp giọng nói của trẻ. Tin tưởng và cho trẻ thấy rằng con bạn rất quan trọng và luôn được yêu thương.
Theo moderndaysinglemom.com; Emile Media
Xem thêm: