Theo một nghiên cứu, có khoảng 15% phụ nữ cao huyết áp trong quá trình mang thai. Cao huyết áp sẽ để lại nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu bị huyết áp cao có sinh thường được không?
Ngưỡng bao nhiêu thì được xem là huyết áp cao?
Từ 140/90 mmHg, 160/100mmHg là chỉ số huyết áp cao. Đạt ngưỡng huyết áp là 180/110mmHg, người bệnh sẽ bị đe dọa đến tính mạng.
Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch và tim sẽ tống máu đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng huyết áp cao thường xuyên, mẹ bầu sẽ gặp các biến chứng thai kỳ. Thậm chí, mẹ có thể dị tật hoặc mất mạng.
Nguyên nhân bị cao huyết áp trong quá trình mang thai
Huyết áp cao có rất nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân mà mẹ bầu thường gặp trong quá trình mang thai:
- Thừa cân, béo phì: mẹ bầu nạp quá nhiều hoặc dư chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo, sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Người béo phì sẽ rất dễ bị tăng huyết áp. Mẹ bầu ăn quá mặn cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm huyết áp tăng.
- Không vận động: nhiều mẹ bầu sợ vận động nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, không vận động sẽ khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, khó sinh. Huyết áp cũng sẽ tăng lên.
- Lớn tuổi, mẹ bầu mang thai khoảng 38 tuổi trở lên.
- Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử liên quan đến các bệnh về huyết áp. Khả năng cao khi mang thai mẹ cũng sẽ bị tăng huyết áp trở lại.
- Mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo, các phương pháp kỹ thuật hiện đại.
Ngoài ra, cũng còn một số nguyên nhân khác: mẹ bầu sử dụng chất kích thích, gia đình có tiền sử bị cao huyết áp.
Triệu chứng cao huyết áp khi mang thai là gì?
Nếu xuất hiện các triệu chứng sau, mẹ bầu có nguy cơ bị huyết áp cao. Các mẹ nên đi khám để có kết quả tốt nhất. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ:
- Mẹ bầu thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Thị giác có vấn đề: nhìn mọi vật bị mờ hoặc nhìn đôi mọi thứ.
- Tay chân và mặt bị sưng.
- Tăng cân một cách bất thường, cân tăng quá đột ngột.
- Đau phía trên bên phải của bụng.
- Đi đứng không vững, nhìn mọi thứ bị choáng váng.
Huyết áp cao có sinh thường được không?
Thông thường những mẹ bầu bị cao huyết áp trong quá trình mang thai sẽ được chỉ định sinh mổ. Sinh mổ sẽ đảm bảo sự an toàn của mẹ và em bé, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể tùy vào thể trạng của thai phụ.
Ngăn ngừa huyết áp cao khi mang thai
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Khám thai định kỳ để có thể biết được sức khỏe của cả mẹ và bé. Phát hiện kịp thời những bất thường của cơ thể để có phương pháp chữa trị phù hợp.
Mẹ bầu không được tự ý chuẩn đoán và mua thuốc huyết áp bên ngoài về uống. Nếu uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, con có thể bị dị tật hoặc mất mạng.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống đủ chất để dinh dưỡng có thể truyền sang cho con. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải nạp đúng và đủ chất. Nạp dư thừa các chất sẽ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng cho mình một thực đơn phù hợp.
Tăng lượng kali và magie thông qua thức ăn hoặc các thực phẩm chức năng. Đây là hai chất rất quan trọng giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp. Theo dõi lượng muối nạp vào cơ thể. Tốt nhất mẹ bầu nên ăn vừa phải, không quá mặn cũng không quá nhạt.
Vận động nhẹ nhàng
Huyết áp cao thường hay chóng mặt và dễ bị té khi đang đi hoặc đang đứng. Vì vậy, mẹ cần vận động nhẹ nhàng. Mẹ có thể đi bộ, tập yoga để điều chỉnh nhịp thở của mình. Đồng thời, yoga và đi bộ cũng giúp mẹ dễ sinh. Khi tong người cảm thấy khỏe mạnh, mẹ sẽ giảm căng thẳng hơn rất nhiều.
Sống khoa học và lành mạnh
- Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…
- Làm những gì mình thích và cảm thấy thoải mái. Ví dụ như nghe nhạc, xem phim, đọc sách,…
- Tránh căng thẳng, stress dẫn đến tăng huyết áp.
Huyết áp cao có sinh thường được không là điều mà nhiều mẹ bầu rất lo lắng. Mong rằng, qua bài viết này, mẹ đã biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tăng huyết áp. Từ đó, đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!