Cách giảm huyết áp cao khi mang thai là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ. Nguy hiểm nhất là biến chứng tiền sản giật có thể gây tử vong cho mẹ và con.
Cao huyết áp là một trong những biến chứng thường gặp ở mẹ bầu. Thường gặp nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Cao huyết áp có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ
Huyết áp cao khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng
Thông thường mức huyết áp chuẩn khi mang thai là từ 110/70 mmHg đến 120/80 mmHg. Do vậy, mẹ bầu sẽ bị chuẩn đoán là tăng huyết áp thai kỳ khi:
– Từ 140/90 – 149/99 mm Hg: Huyết áp tăng nhẹ, nhưng cần theo dõi thường xuyên
– Huyết áp “vượt ngưỡng an toàn” khi nằm trong khoảng 150/100 – 159/109 mm Hg
– Từ 160/110 mm Hg trở lên: Huyết áp tăng cao. Đây là mức nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.
Nguyên nhân:
Cho đến hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ. Một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này bao gồm:
- Bệnh cao huyết áp mãn tính
- Tăng huyết áp trong lần mang thai trước
- Nhiễm độc thai nghén
- Bà bầu có thói quen ăn quá mặn, nhiều muối
- Thừa cân, béo phì, tăng cholesterol
- Sản phụ mang thai có độ tuổi dưới 20 và cao trên 40
- Mẹ bầu thai đôi, thai ba
- Một số bệnh lý gây tăng huyết áp khác như: Tiểu đường, bệnh về thận, tim mạch
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao huyết áp trong thai kỳ
Triệu chứng:
- Chứng phù thủng
- Tăng cân đột ngột
- Thị giác yếu đi, tầm nhìn bị nhòe
- Nhức đầu, buồn nôn
- Đau bụng bên phải hoặc đau xung quanh khu vực dạ dày
- Đi tiểu ít
- Chức năng gan, thận có vấn đề
Mức độ nghiêm trọng:
Huyết áp cao trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận và đột quỵ ở mẹ bầu. Những biến chứng khác có thể xảy ra gồm có:
Tiền sản giật
Đây là một biến chứng rất nguy hiểm trong thai kỳ. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến gan, thận, máu, tim, mắt và hệ thần kinh của người mẹ. Nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong cho cả mẹ và thai nhi.
Ảnh hưởng xấu đến thai nhi:
Em bé chậm phát triển, sinh non, thai chết lưu,… Dù không phổ biến nhưng các nguy cơ trên là có thể xảy ra khi thai phụ cao huyết áp. Vì thế mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng với vấn đề này.
Tăng nguy cơ cao huyết áp cho lần mang thai sau
Người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ bị tăng huyết áp ở lần sau. Điều này sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe kéo dài cho thai phụ.
5 cách giảm huyết áp cao khi mang thai chuẩn khoa học
Khám thai định kỳ theo lịch hẹn
Thông thường, trong các buổi khám thai, bác sĩ đều đo huyết áp cho mẹ. Nếu huyết áp tăng bất thường, bác sĩ sẽ có cách giảm huyết áp cao khi mang thai phù hợp.
Chủ động đo huyết áp thường xuyên tại nhà
Ngoài việc khám thai định kỳ, mẹ bầu nên chủ động theo dõi huyết áp của mình thường xuyên. Với một chiếc máy đo huyết áp, bạn có thể biết chính xác huyết áp của mình mỗi ngày.
Thay đổi thói quen sinh hoạt là cách giảm huyết áp cao khi mang thai hiệu quả
Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng những cách giảm huyết áp cao khi mang thai tại nhà. Các chuyên gia khuyên thai phụ nên thay đổi thói quen sinh hoạt. Vận động phù hợp, kiểm soát cân nặng, nghỉ ngơi hợp lý… là những điều nên áp dụng. Giảm căng thẳng cũng là một cách giảm huyết áp cao khi mang thai hiệu quả. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, nghe nhạc, tập yoga, đọc sách, tập thở có kiểm soát,…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách giảm huyết áp cao khi mang thai tự nhiên an toàn. Đây cũng là phương pháp được các chuyên gia y tế khuyên mẹ bầu nên áp dụng. Thai phụ cần rèn thói quen ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhạt, bổ sung nhiều đạm, rau xanh, trái cây và calo, hạn chế mỡ động vật, không nên ăn quá mặn.
Ăn uống hợp lý, khoa học cũng giúp giảm huyết áp cao hiệu quả
Những thực phẩm giúp hạ huyết áp cao khi mang thai
Nếu vẫn đang phân vân vấn đề cao huyết áp nên ăn gì, bạn nên tham khảo những thực nhóm phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng sau:
- Nghiên cứu, bổ sung vitamin C là một cách giảm huyết áp cao khi mang thai an toàn. Nguồn vitamin C tốt nhất luôn đến từ tự nhiên thông qua các loại trái cây. Cam, chanh, bưởi, lựu, ổi… là những loại hoa quả rất tốt trong trường hợp này.
- Các loại rau giàu chất xơ rất tốt trong việc giảm huyết áp. Ngoài ra chúng còn giúp tăng cường chức năng của tim cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm giàu kali như chuối, cà chua, dưa hấu… cũng rất tốt cho mẹ bầu cao huyết áp. Sữa chua, các loại đậu, khoai lang, cà chua, khoai tây, trái cây sấy khô, dưa… cũng được khuyên dùng.
- Cá hồi cũng rất tốt trong việc giảm tình trạng cao huyết áp ở mẹ bầu. Nguồn a-xít béo omega 3 dồi dào trong cá hồi còn giúp tăng cholesterol tốt. Thịt cá hồi cũng giúp giảm triglycerides và làm chậm sự tăng trưởng của mảng bám động mạch.
- Chocolate đen: Chấtflavonol trong chocolate đen giúp giảm giảm huyết áp cho mẹ bầu rất tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn 15g chocolate đen có ít nhất 70% cacao mỗi ngày.
- Bổ sung đậu nành và các sản phẩm sữa ít chất béo cũng là cách giảm huyết áp cao khi mang thai an toàn.
Tạm kết
Dù là bệnh mãn tính hay chỉ mang tính tạm thời khi mang thai, thai phụ cần chú ý. Bạn nên theo dõi và thông báo tình trạng sức khỏe của với bác sĩ. Họ sẽ hướng dẫn bạn những cách giảm huyết áp cao khi mang thai phù hợp.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!