Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa là hiện tượng khá phổ biến. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng đau xương chậu này và các cách cải thiện giúp mẹ ít đau hơn khi em bé trong bụng đang ngày càng lớn lên.
- Vì sao mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa?
- Gợi ý mẹ các cách giúp giảm thiểu tình trạng đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa
- Những dấu hiệu bất thường mẹ cần cảnh giác nếu bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa
Đau xương chậu khi mang thai là gì? Đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi… mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào khác gây ra. Mặc dù tình trạng này gây đau đớn cho mẹ bầu, nhưng nó sẽ không tác động xấu đến em bé trong bụng. Mức độ đau có thể từ đau nhẹ cho tới nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, can thiệp điều trị sớm, mẹ bầu sẽ có kết quả tốt hơn. Các biện pháp điều trị đau xương chậu khi mang thai có hiệu quả bao gồm vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, châm cứu, sử dụng đai hỗ trợ,…Tiếp theo là những nội dung chi tiết khác mẹ bầu cần biết:
Vì sao mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa?
Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không? Xương chậu của cơ thể chúng ta được cấu tạo chủ yếu từ 2 xương mu có hình cánh quạt cùng với vô số các dây chằng kết nối. Với người bình thường, phần xương này có chức năng giúp cơ thể cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh,
Với phụ nữ mang thai, vùng xương chậu sẽ đóng vai trò chính là bao trọn lấy tử cung để bảo vệ thai nhi. Khi em bé đã phát triển đủ lớn, các cơn co bóp của tử cung giúp thai nhi đi qua hố chậu khi lọt xuống trong bụng mẹ và ra đời.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách làm giảm đau xương mu khi mang thai nhanh nhất mẹ nên áp dụng ngay
Đau xương mu khi mang bầu: Mẹ bầu cần làm gì để hết khó chịu vì những cơn đau này?
Quá trình nói trên diễn ra trong suốt 9 tháng thai kỳ, đồng thời cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn là các cơn đau nhức, khó chịu, đặc biệt với các mẹ bầu từ 3 tháng giữa trở đi.
Theo các chuyên gia sản khoa, mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa là điều vô cùng bình thường. Mẹ không cần lo lắng quá. Tuy nhiên nếu các cơn đau nhức khiến mẹ mệt mỏi và ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn có thể áp dụng các cách sau để cải thiện tình trạng này.
Gợi ý mẹ các cách giúp giảm thiểu tình trạng đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa
Cách giảm đau xương chậu khi mang thai:
1. Ngồi đúng tư thế, không thay đổi động tác đột ngột
Để tránh tình trạng bị chuột rút, tê giãn tĩnh mạch, đau xương chậu, đau lưng, … khi mang thai 3 tháng giữa trở đi, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến tư thế ngồi và đi lại của mình. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế thay đổi tư thế đột ngột. Dù là nằm, đứng hay đi lại, hãy từ từ chuyển từ động tác này sang động tác khác để giảm thiểu tình trạng đau nhức của vùng xương chậu cũng như các bộ phận khác.
Mẹ cũng cần thay đổi tư thế ngủ sao cho phù hợp với sự lớn lên của thai nhi. Đến 3 tháng giữa, tư thế nằm nghiêng là phù hợp nhất vì lúc này mẹ bầu có nước ối quá nhiều. Khi nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai so với khi nằm các tư thế khác. Vùng xương chậu vì thế cũng sẽ được giảm áp lực, giúp hạn chế các cơn đau nhức.
2. Sử dụng đai đỡ bụng bầu
Với thiết kế tinh tế, đai đỡ bà bầu giúp cho lực đỡ của em bé được phân phối đều sang hai bên hông, hạn chế được những tác dụng lực dồn nén vào cột sống, hạn chế những cơn đau lưng hiệu quả. Ngoài ra, đai đỡ bụng có tác dụng nâng đỡ bụng, không để trọng lượng của thai nhi trĩu nặng gây tình trạng giãn da, đau dây chằng và đặc biệt là đau xương chậu.
3. Ngâm châm trước khi đi ngủ
Thực hiện ngâm, rửa chân bằng nước nóng (50oC – 60oC), thêm ít muối biển hoặc các loại thảo dược rồi cho vào thau. Chỉ với các bước đơn giản như vậy, mẹ bầu hãy ngồi thẳng, ngâm rửa chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm rửa từ 10 – 15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần.
Phương pháp này sẽ tạo một kích thích lành tính đến các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và các bộ phận trên cơ thể, có tác dụng vô cùng hiệu quả với các chứng đau nhức trong thai kỳ.
4. Bài tập Kegel
Bằng cách cải thiện sức mạnh cơ bắp sàn khung chậu, các bài tập Kegel đơn giản khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe cơ xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con dễ dàng hơn, đồng thời giúp làm giảm tình trạng đau nhức xương chậu khi mang thai.
Mẹ có thể quan tâm:
4 nguyên nhân và 5 cách khắc phục tình trạng đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối
Nguyên nhân và hướng cải thiện cơn đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu
Những dấu hiệu bất thường mẹ cần cảnh giác nếu bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa
Trong một vài trường hợp, các cơn đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng nếu xuất hiện kèm các dấu hiệu như:
- Các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên và ở mức độ đau đớn nhiều
- Có hiện tượng ra máu
- Tiết dịch âm đạo màu sắc bất thường hoặc có mùi hôi
Mẹ cần được đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh, đảm bảo bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!