Cách giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả nhất gồm có hạn chế vận động, tập thể dục đều đặn, tạm biệt giày cao gót, giữ đúng tư thế khi mang thai, đeo đai bụng bầu,… Nhưng trước khi tìm hiểu chi tiết các cách giảm đau xương mu khi mang thai cần hiểu rõ các triệu chứng và nguyên nhân.
- 4 triệu chứng đau xương mu khi mang thai mẹ dễ nhận biết
- Nguyên nhân gây nên hiện tượng xương mu đau khi mang thai là gì?
- Cách giảm đau xương mu khi mang thai nhanh nhất mẹ nên áp dụng ngay
Hành trình mang thai và làm mẹ bao giờ cũng chứa đựng những vất vả mà mẹ phải trải qua. Khi mang thai những tháng đầu mẹ có thể chịu đựng những cơn ốm nghén hành hạ, đến gần cuối thai kỳ những cơn co thắt tử cung kèm cơn đau xương mu làm mẹ đau đớn và khó chịu rất nhiều.
Tuy nhiên, “thủ phạm” gây ra những cơn đau xương mu cho mẹ chính là cục cưng trong bụng mẹ đấy. Vì xương mu, khớp háng và dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan phía trên của thai nhi. Nên khi em bé trong bụng ngày càng lớn, tử cung to lên kéo theo sự giãn ra của vùng xương chậu gây cảm giác đau ê ẩm vùng xương mu. Nhất là 2 tháng cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn sẽ tạo áp lực lên xương mu và xương chậu nhiều hơn. Vì vậy, càng đến gần ngày sinh các cơn đau có thể liên tục diễn ra làm mẹ bầu mệt mỏi.
4 triệu chứng đau xương mu khi mang thai mẹ dễ nhận biết
Dưới đây là 4 triệu chứng mẹ có thể nhận biết mình đang bị đau xương mu khi mang thai.
- Mẹ bầu cảm thấy đau dưới háng.
- Cảm thấy khó chịu với những cơn đau kéo dài tới lưng dưới, xương chậu, đùi, bắp chân hay xương chậu.
- Bước đi của mẹ bầu không được vững.
- Mẹ đôi khi cảm thấy đau nhẹ hay đau dữ dội.
Mẹ nên biết, các triệu chứng này có thể vẫn diễn ra sau sinh. Bởi trong quá trình sinh nở xương chậu phải giãn nở để thai nhi có thể ra đời. Khi xương chậu giãn nở thì xương mu đau là điều dễ hiểu.
Triệu chứng đau xương mu khi mang thai là mẹ thấy đau dưới háng
Bài viết liên quan:
Nguyên nhân gây nên hiện tượng xương mu đau khi mang thai là gì?
Sau đây là một số nguyên nhân đau xương mu khi mang thai phổ biến nhất:
Giãn nở vùng xương chậu
Khi mẹ mang thai thì 2 hormone thai kỳ relaxin và progesterone sẽ tác động lên dây chằng giúp tăng tính linh hoạt của xương chậu để phù hợp khi thai nhi phát triển. Trong khi đó, hai bên xương chậu kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước. Và các khớp co giãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng.
Vì vậy, khi 2 hormone hoạt động thì vùng xương mu và dây chằng đều bị kéo căng. Mẹ sẽ cảm thấy đau vùng xương mu. Bên cạnh đó, xương chậu bị tác động mạnh hay chấn thương trước đó cũng khiến mẹ bầu thấy đau vùng xương mu.
Quá trình phân tách xương mu
Thông thường, 2 xương mu có khoảng cách là 2 ~ 3mm. Tuy nhiên, khi mẹ mang thai và 2 hormone tác động thì khoảng cách sẽ tăng 4 ~ 5mm. Nếu khoảng cách giữa hai xương mu giới hạn là 9mm thì vẫn bình thường. Còn khi khoảng cách giữa 2 xương mu lớn hơn 9mm, mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau dữ dội. Nếu mẹ bầu thấy quá khó chịu với những cơn đau thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ.
Mẹ bị đau xương mu do sự phân tách xương mu
Một số nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân chính trên thì mẹ bầu bị đau xương mu có thể do:
- Bà bầu bị đau xương mu do mang đa thai.
- Nếu mang thai tháng cuối bị đau xương mu là do trước đó mẹ đã sinh em bé quá lớn.
- Gặp vấn đề về khớp trước khi mang thai.
- Mẹ bị đau hông hay chấn thương xương chậu trước khi mang thai.
- Mẹ từng phải dùng kẹp khi sinh.
Bài viết liên quan:
Cách giảm đau xương mu khi mang thai nhanh nhất mẹ nên áp dụng ngay
Đau xương mu không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu hay sự phát triển của thai nhi. Nhưng nó lại gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Vậy các mẹ cùng xem một số cách giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả nhanh nhất hiện nay.
1. Hạn chế vận động
Khi mang thai mẹ không nên vận động quá nhiều và cường độ mạnh. Mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm việc quá sức. Các mẹ nên dừng ngay các hoạt động khi thấy xuất hiện dấu hiệu xương mu bị đau.
Mẹ bầu hạn chế vận động mạnh và có thể độ nghỉ ngơi hợp lý
2. Cách giảm đau xương mu khi mang thai bằng cách tập thể dục đều đặn
Mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để giúp xương chắc khoẻ và có độ dẻo dai hơn. Việc này vừa giúp mẹ giảm đau xương mu vừa hỗ trợ mẹ vượt cạn dễ dàng hơn.
3. Đeo đai bụng bầu
Mẹ đeo đai bụng bầu giúp làm giảm áp lực lên xương mu nên giảm đau hiệu quả. Nhưng các mẹ không nên lạm dụng đeo đai bụng bầu quá nhiều.
4. Cách giảm đau xương mu khi mang thai: Giữ tư thế đúng khi mang thai
Khi mang thai mẹ bầu không nên đứng quá nhiều. Nếu đứng thì mẹ bầu nên thả lỏng hai vai, và chân mở nhỏ hơn vai. Mẹ ngồi cần chú ý tự lưng vào ghế và kê thêm gối tựa lưng. Nằm thì mẹ nên nằm nghiêng để đảm bảo sự tuần hoàn diễn ra bình thường đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi.
Mẹ cần giữ đúng tư thế khi mang thai
5. Nói không với những đôi giày cao gót
Phụ nữ mang thai giữ thăng bằng kém hơn người bình thường. Do đó, mẹ bầu nên tránh xa những đôi giày cao gót để hạn chế việc té ngã. Ngoài ra, mẹ mang giày cao gót vô tình tạo áp lực lên phần dưới cơ thể khiến tình trạng đau xương mu ngày càng trầm trọng.
Cách giảm đau xương mu khi mang thai cũng không quá khó đúng không các mẹ. Cố gắng thực hiện để có một thai kỳ khoẻ mạnh và thoải mái nhé các mẹ. Còn khi mẹ thấy đau dữ dội kéo dài thì cần phải đến gặp bác sĩ, chớ có chủ quan.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!