Đau xương mu khi mang thai là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Bởi thai nhi đã lớn cùng với lượng hoóc môn gia tăng giúp hệ cơ giãn ra để chuẩn bị cho quá trình bé chào đời theo đường sinh nở tự nhiên được dễ dàng hơn.
- Đau xương mu vùng kín khi mang thai – 6 lý do căn bản của hiện tượng khó chịu này
- 3 cách giảm đau cho mẹ bị đau xương mu khi mang thai
Vào những tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai, bé lớn nhanh theo từng ngày. Lúc này bụng mẹ bầu đã rất lớn. Do đó, mẹ sẽ phải đối mặt với một số khó chịu như đau nhức mình mẩy, phù nề, mất ngủ, … Trong đó, đau xương mu khi mang thai là hiện tượng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải, đặc biệt là những lúc bé yêu hoạt động mạnh.
Đau xương mu vùng kín khi mang thai – 6 lý do căn bản của hiện tượng khó chịu này
1. Cân nặng thai nhi
Cân nặng của thai nhi tăng nhanh khiến cơ thể mẹ, nhất là vùng giữa hai chân phải tiếp nhận một trọng lượng lớn. Điều này đã tác động lên vùng xương mu, đây là nguyên nhân mẹ bầu đau xương mu.
Đau xương mu vùng kín khi mang thai (Nguồn ảnh: istockphoto)
2. Mang thai lần 2
Nếu đây là lần mang thai thứ 2 của mẹ, phần lớn các mẹ sẽ gặp phải vấn đề này. Thành bụng mẹ không còn căng mịn mà võng xuống rất nhiều. Khi đó vùng xương mu sẽ bị đè nén lớn. Những lúc mẹ nhấc chân bước đi hoặc lên xuống cầu thang cũng có thể gây ra sự chèn ép tương tự. Vì thế các mẹ bầu thường đau nhức xương mu khi mang thai nhiều nhất trong các trường hợp như vậy.
3. Vị trí và chuyển động của thai nhi
Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Phúc – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Vào những tháng cuối thai kỳ, bắt đầu từ tuần 36, thai nhi đã phát triển hoàn thiện cơ thể vì vậy tử cung trở nên chật hẹp so với thai nhi. Nhưng không vì thế mà thai nhi ngừng những chuyển động, mẹ vẫn có thể cảm nhận được những cú đá, dưỡi người. Và bé sẽ càng chuyển động nhiều hơn vì đã có phản ứng với âm thanh, ánh sáng”. Vào lúc này, hầu hết thai nhi đều đã quay đầu. Bé di chuyển dần xuống phía dưới tử cung, gần vùng xương mu của mẹ. Do đó, chính vào khoảng thời gian này, sự đè nén của đầu bé sẽ khiến mẹ cảm thấy dễ đau nhức.
Mẹ có thể quan tâm:
Đẻ xong bị ngứa vùng kín, đừng chủ quan vì điều này có thể gây vô sinh!
4. Hệ tuần hoàn vào thai kỳ cuối
Thai nhi càng lớn, hệ tuần hoàn trong cơ thể mẹ càng phải làm việc nhiều để cung cấp máu đi nuôi bé. Hiện tượng phù nề và bị đau xương mu khi mang bầu sẽ xuất hiện đồng thời do nguyên nhân này.
5. Lượng hoóc môn gia tăng
Bước sang tháng thứ 5-6 của thai kỳ, lượng hoóc môn Progesterone của mẹ bầu tăng cao. Nó có nhiệm vụ giúp hệ cơ giãn ra để chuẩn bị cho quá trình bé chào đời theo đường sinh nở tự nhiên được dễ dàng hơn. Tuy vậy quá trình này cũng khiến cho hệ cơ không thể dẻo dai và khỏe khoắn như trước khi mẹ mang thai. Vì thế không có gì khó hiểu khi mẹ cảm thay đau xương mu vùng kín nhiều hơn.
Thai nhi càng lớn, hệ tuần hoàn trong cơ thể mẹ càng phải làm việc nhiều (Nguồn ảnh: istockphoto)
3 cách giảm đau cho mẹ bị đau xương mu khi mang thai
Nghỉ ngơi ngay lập tức khi có cơn đau
Làm thế nào để giảm đau xương mu? Ngay khi mẹ bầu cảm thấy có hiện tượng đau xương mu, mẹ cần dừng hoạt động đang làm và nghỉ ngơi. Tốt nhất là mẹ bầu nên nằm nghỉ hoàn toàn trong vòng 20-30 phút. Nếu xuất hiện cảm giác đau nhức quá mức, mẹ bầu có thể uống thuốc giảm đau Paracetamol, loại 500mg. Tuy nhiên sau khi uống thuốc giảm đau mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì mẹ bầu nên đi khám để được tư vấn hợp lý.
Mẹ có thể quan tâm:
Tại sao mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối? Đâu là cách khắc phục tình trạng này?
Không thay đổi tư thế đột ngột
Việc mẹ thay đổi từ tư thế này sang tư thế khác, đặc biệt là khi ngồi dậy quá đột ngột sẽ dễ làm nảy sinh cơn đau vùng xương mu khi mang thai. Vì vậy, mỗi khi chuyển động tác, mẹ hãy làm từ từ, nhẹ nhàng để hệ cơ được thích nghi kịp thời.
Nghỉ ngơi ngay lập tức khi có cơn đau (Nguồn ảnh: istockphoto)
Mẹ bầu nhớ đừng đứng quá lâu
Dù công việc đòi hỏi phải đứng thì mẹ bầu cũng nên sắp xếp để đôi chân được nghỉ ngơi vào cuối thai kì. Khi đứng quá lâu, máu bị tụ dưới chân sẽ khiến cho vùng kín có thể sưng tấy và đau nhức. Mẹ hãy thường xuyên thay đổi động tác, ngồi nghỉ xen kẽ với đứng để giảm đau tốt hơn.
Trong thai kì, chuyện đau cơ, nhức mỏi là không thể tránh khỏi. Tuy vậy đây cũng là khoảng thời gian đầy ý nghĩa với mọi bà mẹ. Đau đớn cũng là một cách để mẹ biết rằng bé yêu đang lớn lên và phát triển trong bụng mẹ. Hi vọng với các cách trên, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và an toàn hơn với hiện tượng đau xương mu vùng kín khi mang bầu.
Một sốt biện pháp khác chị em có thể thực hiện để khắc phục những cơn đau xương mu ở bà bầu:
– Trong trường hợp thai của mẹ quá lớn hoặc nặng, mẹ bầu có thể sử dụng đai hỗ trợ cho bụng bầu để làm giảm sức ép xuống vùng xương mu.
– Mẹ bầu cần sử dụng những đôi giầy, dép có đế thấp, đế bằng, cảm thấy thoải mái khi mang.
– Bổ sung đầy đủ canxi trong quá trình mang thai.
– Không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nguồn tham khảo: Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng cuối – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!