Bầu ăn đậu xanh được không? Mẹ có thể ăn đậu xanh khi mang thai để giải nhiệt, mát gan, tiêu độc và tăng khả năng hấp thu sắt cho thai nhi. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh
- Bầu ăn đậu xanh được không?
- Món ngon từ đậu xanh
- Lưu ý khi sử dụng đậu xanh
Thành phần dinh dưỡng của đậu xanh
Trong đông y, đậu xanh là loại thực phẩm có vị ngọt, hơi tanh. Với đặc tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan, đậu xanh được nhiều người dùng để chữa lở loét, làm sáng mắt, hạ huyết áp. Nếu người đang say nắng, ung nhọt, ăn đậu xanh được xem là phương thức chữa bệnh lành tính.
Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng phong phú (Nguồn ảnh: istockphoto)
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng trong đậu xanh rất cao. Cụ thể trong đậu xanh có chứa:
- Protid
- Chất béo
- Tinh bột
- Chất xơ hòa tan trong đậu xanh đi qua đường tiêu hóa. Những chất béo thừa sẽ bị loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.
- Vitamin E, B1, B2, B3, B6, vitamin C, tiền vitamin K, …
- Khoáng tố gồm Ca, Mga, K, Na, Zn, sắt, …
Bạn có thể chưa biết:
Bầu ăn đậu xanh được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu xanh có nhiều tác dụng với cơ thể. Bà bầu ăn chè đậu xanh hoặc các món ăn được chế biến từ đậu xanh rất tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Theo trang thông tin sức khỏe WebMD, thì một chén đậu xanh có khoảng một 1/3 lượng folate được khuyến nghị hàng ngày của một người bình thường, 1 loại vitamin B cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vitamin B giúp giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh. Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều folate hơn những người không mang thai. Hầu hết người lớn cần 400mcg mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần 600mcg và những người đang cho con bú cần 500mcg.
Cung cấp lượng đạm lớn
Để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi, bà bầu cần cung cấp cho cơ thể 15g đạm/ngày. Nguồn đạm thực vật dễ tìm là đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng, lạc.
Đậu xanh chứa hàm lượng lysine cao hơn những loại đậu khác. Đây là loại axit amin quan trọng, có vai trò là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp đạm. Ăn đậu xanh giúp tăng tỉ lệ hấp thụ đạm.
Bên cạnh lượng đạm cao, đậu xanh còn chứa lượng lớn chất béo với giá thành vừa phải. Bầu ăn đậu xanh giúp hỗ trợ nạp lượng đạm cần thiết cho cơ thể.
Tăng khả năng hấp thu sắt cho thai nhi
Trong suốt quá trình mang thai, lưu lượng máu sẽ tăng lên. Vì thế, cơ thể bà bầu cũng như thai nhi đòi hỏi nhu cầu lượng sắt khá lớn. Các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, …) chứa đủ các chất chống oxy hóa, chất xơ, sắt và protein.
Những món chè, cháo, bột… từ đậu sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt và lành tính.
Giảm nguy cơ ung thư vú
Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid. Chất này có khả năng tuyệt vời trong việc ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Nhất là làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Ăn đậu xanh giúp giảm nguy cơ ung thư vú (Nguồn ảnh: istockphoto)
Giúp giải nhiệt tốt, mát gan, tiêu độc
Khi nấu chè với đậu xanh để nguyên vỏ, món ăn có thể giúp giải nhiệt tốt, mát gan, tiêu độc. Ngày hè nóng bức được thưởng thức một ly chè đậu xanh ngọt vừa phải thì thích biết bao, mẹ bầu nhỉ!
Bạn có thể chưa biết:
Món ngon từ đậu xanh
Chè đậu xanh hạt sen
Thành phần: 100gr đậu xanh bóc vỏ, 200g hạt sen, đường
Cách nấu:
- Hạt sen loại bỏ phần tim sen, ngâm 1 tiếng sau đó vớt ra, rửa sạch để ráo nước.
- Đậu xanh vo sạch và ngâm nước 2 tiếng, sau đó vớt ra rửa sạch lại.
- Cho đậu xanh và hạt sen vào 2 nồi khác nhau và nấu đến khi cả 2 chín mềm.
- Hạt sen chín cần vớt ra rồi xả qua nước lạnh để nước chè trong và ngon hơn.
- Cho hạt sen và đường vào nồi đậu xanh đã chín mềm, đun thêm khoảng 5 phút là hoàn thành.
Nước đậu xanh
Bà bầu nên ăn đậu xanh như thế nào? Bạn có thể chế biến rất nhiều món khác nhau. Chè đậu xanh đường phèn ngọt lịm, xôi đậu xanh nhai vui miệng. Hay cháo đậu xanh thơm ngon giảm tình trạng thai nghén. Nếu đã ngán chè đậu xanh, xôi đậu xanh, bà bầu có thể chọn cách chế biến đơn giản hơn: nấu nước đậu xanh uống. Cách này giúp bà bầu hấp thu dưỡng chất nhanh chóng nhất.
Hướng dẫn thực hiện:
Đầu tiên, bà bầu tìm mua đậu xanh loại còn mới, không bị sâu, mốc. Sau đó, bạn rửa sạch, ngâm khoảng 3 tiếng đồng hồ rồi để ráo nước.
Kế tiếp, bạn chuẩn bị một nồi nước đun sôi. Bạn cho đậu xanh vào đun khoảng 20 phút rồi tắt bếp. Chờ khoảng 10 phút sau, bạn lọc bỏ xác đậu. Cuối cùng, bạn có thể bảo quản nước đậu xanh trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Bà bầu nên uống nước đậu xanh 2-3 lần/tuần. Nếu muốn uống mỗi ngày, bà bầu chỉ nên uống vào buổi sáng, khoảng 1 ly nhỏ. Thêm chút đường hoặc mật ong, bà bầu sẽ dễ uống hơn. Hoặc khi nấu, bạn có thể thêm một chút đậu đỏ với tác dụng bổ máu.
Mẹ bầu có thể chế biến nhiều món từ đậu xanh (Nguồn ảnh: istockphoto)
Cháo thịt gà đậu xanh
Thành phần: 1/2 bát con gạo tẻ, 1/4 bát con gạo nếp, 1/2 con gà hoặc 2-3 đùi gà lớn, 1/4 bát con đậu xanh, gia vị như muối, hạt nêm, nước mắm, hành lá, rau mùi, hạt tiêu, hành khô.
Trước khi nấu cần đãi đậu nhiều lần và ngâm qua đêm khoảng 4-5 tiếng rồi đun sôi cho đến khi hạt đậu nở bung, chín mềm rồi nấu như nấu cháo bình thường cùng gạo.
Canh đậu xanh, củ sen
Thành phần: 1 bát đậu xanh nguyên hạt, ½ bát ngô khô, 1 củ sen, gia vị cần thiết
Mẹ cần ngâm đậu xanh và ngô trong nước ấm khoảng 2-3 giờ trước khi nấu. Củ sen sau khi rửa sạch, gọt vỏ thì nạo thành sợi nhỏ như làm nộm. Tiếp theo đun sôi nước và cho đậu xanh, ngô vào hầm nhừ rồi cho củ sen và 1 chút muối là được.
Những lưu ý khi bà bầu ăn đậu xanh
- Đậu xanh có tính hàn. Bà bầu có thể hàn, tỳ vị yếu, đang bị tiêu chảy thì không được ăn đậu xanh.
- Nếu đang dùng thuốc, đặc biệt là thuốc bổ, bà bầu không nên ăn đậu xanh để tránh làm giảm tác dụng thuốc.
- Kết hợp đậu xanh với các thực phẩm khác như thịt gà, tôm và rau củ sẽ giúp bà bầu không còn cảm giác buồn nôn hay đau đầu.
- Không nên dùng liên tục đậu xanh trong một thời gian dài
- Mẹ bầu đang bị suy nhược cũng nên hạn chế ăn đậu xanh vì dễ đau bụng, đầy hơi, lúc này hệ tiêu hóa của mẹ đang yếu sẽ khó hấp thu được đậu xanh do hàm lượng protein trong hạt đậu rất cao
- Mẹ nên giữ nguyên vỏ đậu xanh khi chế biến vì vỏ đậu có nhiều hoạt chất nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Vỏ đậu xanh rất tốt nên mẹ đừng bỏ đi nhé
- Không nên ăn đậu xanh khi còn sống để tránh cảm giác say, chóng mặt, buồn nôn
- Khi nấu có thể thêm 1 chút đậu đỏ sẽ rất tốt cho máu
- Không nên ăn đậu xanh khi bụng đói.
Mẹ đã biết đậu xanh có tốt cho bà bầu không rồi đúng không? Đậu xanh rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, khi được sử dụng với liều lượng hợp lý, đậu xanh mới có thể phát huy tối đa tác dụng. Chúc bà bầu khai thác hết tác dụng của đậu xanh nhé!
Nguồn: Health Benefits of Green Beans – Nourish by WebMD
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!