Đau đầu ti có phải có thai hay không? Theo các bác sĩ, chị em đau đầu ti nếu kèm theo dấu hiệu chậm kinh, đau lưng, buồn nôn… thì khả năng cao là có thai. Nếu chị em muốn biết kết quả chính xác thì cần xét nghiệm máu hay siêu âm.
1. Vậy thật sự đau đầu ti có phải có thai không các mẹ?
Khi mang thai, cơ thể chị em phụ nữ có sự thay đổi rất nhiều ở tất cả các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, sự thay đổi nhiều nhất phải kể đến mô vú. Vì khi phụ nữ mang thai thì hàm lượng hormone estrogen và progesterone sẽ làm tăng lưu lượng máu. Theo đó, mẹ sẽ có những thay đổi nhất định ở mô vú như đau đầu ti, vòng 1 căng tức và rất nhạy cảm.
Phần lớn, chị em khi mang thai đều gặp phải các triệu chứng đau đầu nhũ hoa vào 3 tháng đầu thai kỳ. Chúng thường bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 4 hay tuần thứ 6 và kéo dài cho tới tháng thứ 3. Nếu chị em cảm thấy đau ở đầu nhũ hoa khi chạm vào cùng cảm giác căng tức ngực thì cũng là hiện tượng rất bình thường khi mang thai. Đau đầu ti chỉ là một bước đầu tiên để bộ ngực thực hiện chức năng quan trọng là tạo sữa cho con.
Khi mang thai chị em sẽ thấy rõ sự thay đổi của bộ ngực về tĩnh mạch vùng ngực, đầu nhũ hoa, quầng vú lớn và đậm màu hơn. Nhưng các mẹ nên nhớ nếu chỉ chỉ dấu hiệu đau đầu ti thì chưa thể khẳng định có thai hay không. Cần phải dựa vào các dấu hiệu đi kèm như chậm kinh, đau lưng, buồn nôn, mệt mỏi…
Cách nhanh nhất để biết chính xác đau đầu ti có phải có thai hay không thì nên đi xét nghiệm máu hay siêu âm.
Mẹ chưa thể khẳng định đau đầu ti có phải có thai không nếu không có dấu hiệu đi kèm
2. Một số thay đổi của bộ ngực khi mang thai mẹ cần biết
Khi mang thai ngoài những thay đổi về đầu ti thì còn một số dấu hiệu bất thường của bộ ngực như:
- Ngực phát triển lớn hơn để chuẩn bị cho con bú sữa mẹ.
- Ngực sẽ tiết sữa non vào những tháng cuối thai kỳ. Mẹ sẽ thấy ngực tiết ra chất lỏng màu vàng, một lớp màng hay là chất đóng cục.
3. Một số nguyên nhân đau đầu ti nhưng không phải mang thai
Đau đầu ti có thể là do mang thai nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây nên. Vậy cùng xem đó là nguyên nhân nào nhé!
Tuổi dậy thì
Nhũng bé gái mới lớn sẽ thấy đầu ti đau do sự phát triển ở tuổi dậy thì. Đây là sự tăng trưởng và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của nữ giới. Khi đó, sự phát triển của tuyến vú và mô mỡ sẽ làm tăng kích thước nhũ hoa gây sưng, đau ở đầu ti.
Thời gian rụng trứng
Chị em đều biết, giữa chu kỳ kinh nguyệt trứng sẽ rụng. Biểu hiện của sự rụng trứng là chị em cảm thấy đau đầu nhũ hoa. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do hàm lượng hormone estrogen và progesterone tăng lên.
Bên cạnh đó, lượng hormone progesterone sau khi rụng trứng sẽ được giữ lại trong cơ thể. Khi đó, các mô vú chứa nước và khiến nhũ hoa đau.
Thời gian trước, trong và sau khi rụng trứng đều có thể khiến đầu ti đau
Giai đoạn tiền mãn kinh
Chị em có biết khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thì việc thiếu hụt các dưỡng chất trong cơ thể là điều dễ xảy ra. Trong đó, cơ thể người phụ nữ nguy cơ cao là thiếu hụt progesterone và dẫn đến nhiều rối loạn. Nổi bật phải kể đến triệu chứng đau đầu nhũ hoa.
Thời kỳ mãn kinh
Hàm lượng hormone trong cơ thể sẽ biến động mạnh khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Theo đó, thể chất và tâm lý của người phụ nữ có nhiều thay đổi như như căng ngực, đau nhũ hoa, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, đau đầu, đầy hơi, tâm trạng thay đổi thất thường…
Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ cũng có thể gây đau đầu ti
Vậy là đau đầu ti có phải có thai khi đi kèm với một số biểu hiện khác như đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn… Còn nếu chỉ có mỗi dấu hiệu đau đầu ti thì không thể khẳng định vì có thể do một nguyên nhân khác gây nên.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!