Bị bốc hỏa uống thuốc gì để cải thiện tình hình? Hormone estrogen, thuốc chống trầm cảm… là 1 số loại thuốc có thể dùng cho người bị bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên cần lưu ý là trước khi sử dụng thuốc chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chứ không nên tự ý sử dụng.
Chị em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng bốc hỏa của phụ nữ tiền mãn kinh và có biện pháp khắc phục nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
- Bốc hỏa tiền mãn kinh là gì?
- Nguyên nhân
- Bị bốc hỏa uống thuốc gì để cải thiện tình trạng?
Bốc hỏa tiền mãn kinh là gì?
Biểu hiện rõ ràng nhất của thời tiền mãn kinh là những cơn bốc hỏa. Theo thống kê, có hơn 2/3 phụ nữ độ tuổi trung niên gặp phải tình trạng này. Cơn bốc hỏa cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ bắt đầu mãn kinh sau khi cắt buồng trứng hay hóa trị. Vậy bị bốc hỏa là bệnh gì?
Bạn có thể chưa biết:
Bốc hỏa ở phụ nữ trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả ngay tức thì
Chứng bốc hỏa tiền mãn kinh ở phụ nữ sẽ không còn kinh khủng nếu bạn thuộc lòng các mẹo sau đây
Cơn bốc hỏa tiền mãn kinh là cảm giác nóng đột ngột ở mặt, cổ và ngực. Tình trạng này có thể gây đỏ hết cả khuôn mặt và đổ mồ hôi đi kèm. Một số phụ nữ có thể thêm biểu hiện tim đập nhanh và cảm giác ớn lạnh.
2/3 phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh đều gặp phải tình trạng bốc hỏa
Nguyên nhân gây ra tình trạng bốc hỏa
Bốc hỏa là do sự thay đổi nồng độ hormone trước, trong và sau thời kỳ mãn kinh. Thực tế, các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây nên các cơn bốc hỏa. Nhưng phần lớn các nghiên cứu lại chỉ ra rằng, cơn bốc hỏa xảy ra khi nồng độ estrogen giảm.
Chính điều này đã làm cho bộ phận điều hòa nhiệt độ trong cơ thể nhạy cảm hơn và cho biết nhiệt độ cơ thể quá ấm. Theo đó, một loạt các thay đổi để làm mát cơ thể, kể cả việc đổ nhiều mồ hôi.
Sự chuyển đổi kinh nguyệt và mãn kinh thường bắt đầu từ 45 – 55 tuổi. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp mãn kinh ở tuổi 30, tuổi 50 và thậm chí là 60. Thực tế cho thấy, hiếm khi các cơn bốc hỏa ở phụ nữ trung niên liên quan đến các bệnh lý khác ngoài mãn kinh.
Nguyên nhân gây bốc hỏa là do nồng độ estrogen giảm
Bị bốc hỏa uống thuốc gì hiệu quả nhanh chóng mà an toàn cho sức khỏe?
Bổ sung hormone estrogen
Nguyên nhân là do giảm nồng độ estrogen nên phương pháp khắc phục hiệu quả nhất là uống bổ sung. Làm gì khi bị bốc hỏa? Bổ sung estrogen được xem là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay.
Đại đa số các phụ nữ đã cắt bỏ tử cung đều sử dụng estrogen. Trường hợp, chị em còn tử cung, các chuyên gia khuyên nên kết hợp estrogen và progesterone giúp ngăn ngừa ung thư niêm mạc tử cung.
Bạn có thể chưa biết:
Tìm hiểu về tuổi tiền mãn kinh và khả năng thụ thai trong giai đoạn này
10 dấu hiệu báo hiệu tuổi tiền mãn kinh đang gõ cửa!
Bổ sung estrogen và progesterone ở mỗi chị em phụ nữ là khác nhau. Do đó, cách tốt nhất là trao đổi với bác sĩ để biết liều dùng và thời gian sử dụng.
Chú ý, một số chị em không dung nạp progesterone thông qua đường uống. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng bazedoxifene với estrogen để cải thiện các cơn bốc hỏa.
Bổ sung estrogen là giải pháp làm giảm các cơn bốc hỏa đang chị em sử dụng phổ biến
Bị bốc hỏa uống thuốc gì: Sử dụng thuốc chống trầm cảm
Một số loại thuốc trầm cảm paroxetine liều thấp có thể được bác sĩ kê giúp cải thiện các cơn bốc hỏa. Thuốc có thể được sử dụng gồm:
- Paroxetine
- Escitalopram
- Venlafaxine
- Citalopram
Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc này thì hiệu quả kém hơn với phương pháp estrogen nếu cơn bốc hỏa nghiêm trọng. Ưu điểm của các loại thuốc này là hiệu quả cao với những phụ nữ không thể sử dụng estrogen.
Sử dụng thuốc trầm cảm sẽ có tác dụng phụ là khó ngủ, buồn nôn, buồn ngủ thường xuyên, khô miệng hay rối loạn chức năng tình dục.
Các loại thuốc theo toa khác
Các bác sĩ có thể kê theo toa cho chị em một số loại thuốc giảm chứng bốc hỏa ở giai đoạn tiền mãn kinh như:
- Pregabalin giúp cải thiện các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh. Tác dụng phụ có thể là chóng mặt, khó tập trung, buồn ngủ…
- Clonidine tác dụng cải thiện tình trạng huyết áp cao hoặc cải thiện các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh. Tác dụng phụ là chóng mặt, táo bón và khô miệng.
- Gabapentin giúp cải thiện các cơn bốc hỏa trung bình. Tác dụng phụ gồm có gây phù nề chân, gây buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi…
- Oxybutynin được sử dụng để cải thiện các vấn đề liên quan đến bàng quang và các cơn nóng bừng ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tác dụng phụ thường xảy ra là chóng mặt, buồn nôn, khô miệng, khô mắt, táo bón.
Cách giảm tình trạng bốc hỏa chị em cần biết
- Tình trạng bốc hỏa khi bước vào thời kỳ mãn kinh là khó có thể ngăn chặn, tuy nhiên chị em vẫn có thể hạn chế tác nhân gây ra tình trạng này bằng cách tránh xa đồ uống có caffein, đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng, thuốc lá…
- Ngay khi có dấu hiệu bốc hỏa, cần có biện pháp kịp thời để dập tắt. Cách giảm cơn bốc hỏa khi đang ngủ là nên kiểm tra lại nhiệt độ phòng, trang phục khi ngủ và chăn gối. Có thể hạ thấp nhiệt độ, mặc quần áo thoáng mát, dùng chăn mỏng khi ngủ để hạn chế bốc hỏa về đêm
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, thường xuyên sử dụng thực phẩm có tính mát, duy trì cân nặng hợp lý. Bổ sung thêm thực phẩm làm từ đậu nành để tăng cường estrogen từ thực vật
- Giữ tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái nhờ nghe nhạc, xem phim, tập yoga, hít thở sâu vào buổi sáng, buổi tối và khi có dấu hiệu bốc hỏa…
- Trường hợp phụ nữ bị bốc hỏa thường xuyên và liên tục thì nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa
Bị bốc hỏa uống thuốc gì, các chị em phụ nữ tiền mãn kinh đã biết rõ rồi đúng không. Tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe mà chị em lựa chọn một liệu pháp phù hợp giúp giảm ngay cơn bốc hỏa.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!