Đầu ti bị thụt khi mang thai khiến người phụ nữ căng thẳng vì không biết chuyện gì đang xảy ra với cơ thể mình. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ lo lắng liệu sau này con có thể bú được không.
Những thay đổi ở vòng 1 của thai phụ trong mỗi tam ca tứ nguyệt?
Ba tháng đầu
Trong tam ca tứ nguyệt đầu tiên (tuần 1 đến 12), vú có thể bắt đầu cảm thấy sưng và mềm, đôi khi cũng có thể ngứa ran. Núm vú có thể nhô ra ngoài nhiều hơn bình thường. Một số chị em nhận thấy rằng ngực cũng bắt đầu to hơn trong thời gian này.
Tam ca tứ nguyệt thứ hai
Trong tam ca tứ nguyệt thứ hai (tuần 13 đến 27), ngực của mẹ bầu sẽ lớn và nặng hơn. Lúc này, chị em sẽ cần mua một chiếc áo ngực lớn hơn để hỗ trợ vòng 1. Tuy nhiên, cảm giác đau nhói hay ngứa ran như 3 tháng đầu cũng sẽ có xu hướng ít hơn.
Khi ngực phát triển, các tĩnh mạch dưới da trở nên dễ nhận thấy hơn. Núm vú và vùng xung quanh núm vú (quầng vú) trở nên sẫm màu và to hơn. Các vết sưng nhỏ có thể xuất hiện trên quầng vú. Những vết sưng này sẽ biến mất sau khi sinh con.
Ngay từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 19, thai phụ có thể nhận thấy dịch tiết màu vàng, được gọi là sữa non, tiết ra từ đầu ti. Điều này chỉ có nghĩa là ngực của mẹ đã sẵn sàng cho việc cho con bú. Sữa non là dòng sữa cực tốt giúp bảo vệ con bạn khỏi bệnh tật trong những ngày đầu bú mẹ.
Tam ca tứ nguyệt thứ ba
Trong tam ca tứ nguyệt thứ ba, ngực sẽ phát triển nhiều hơn và thậm chí có thể cảm thấy nặng nề hơn. Nếu trước đây chưa từng bị chảy sữa non từ vú thì bây giờ tình trạng này có thể bắt đầu xảy ra. Nhưng không phải ai cũng có trải nghiệm này, nhiều chị em không gặp phải tình trạng bị rò rỉ sữa. Dù thế nào thì điều này cũng không liên quan đến khả năng cho con bú của thai phụ về sau.
Làm thế nào để biết đầu ti bị thụt khi mang thai?
Quá trình mang thai sẽ khiến cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, và không phải ai cũng giống nhau. Một số chị em đầu ti có thể nhô ra nhiều hơn. Nhưng vài trường hợp thì đầu ti bị thụt khi mang thai. Để nhận biết chính xác tình trạng này, thai phụ có thể kiểm tra bằng cách:
- Đứng trước gương, cởi áo và nâng ngực lên.
- Đặt ngón cái và ngón trỏ ở hai bên vầng vú và nhấn vào khoảng 2,5 cm dưới đầu ti.
- Hãy làm chắc tay nhưng vẫn đảm bảo nhẹ nhàng.
- Tùy vào phản ứng của núm vú mà có thể đánh giá độ thụt của chúng.
Nguyên nhân đầu ti bị thụt khi mang thai
Thai phụ gặp tình trạng đầu ti bị thụt vào trong có thể do:
- Các dải mô liên kết nhỏ nối núm vú với mô vú bên trong
- Ống dẫn sữa ngắn
- Mô liên kết bên dưới núm vú ít dày đặc hơn ở phụ nữ có núm vú nhô ra
- Và những nguyên nhân khác có thể liên quan đến bệnh lý
Đầu ti bị thụt khi mang thai thì phải làm sao?
Đầu tiên, mẹ bầu cần làm là phải bình tĩnh, thực hiện lại thao tác kiểm tra như đã hướng dẫn ở trên.
Kế tiếp, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng đầu ti bị thụt khi mang thai ở lần khám thai tiếp theo. Hầu hết các trường hợp đều không có vấn đề gì nghiêm trọng.
Mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp Hoffman để cải thiện:
- Đặt ngón tay cái ở hai bên núm vú. Đảm bảo đặt tay ở chân núm vú, không phải bên ngoài quầng vú.
- Ấn mạnh vào mô vú.
- Trong quá trình ấn xuống, nhẹ nhàng kéo hai ngón tay cái ra khỏi nhau.
- Di chuyển các ngón tay cái xung quanh núm vú và tiếp tục lặp lại.
Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh liệu phương pháp này thực sự hiệu quả. Ngực của mỗi người đều khác nhau, vì vậy đừng nản lòng nếu phương pháp này không phù hợp với bạn.
Mẹ có thể cho con bú với tình trạng đầu ti như vậy không?
Đối với một số phụ nữ, đầu ti bị bị thụt vào trong sau này có thể khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hơn. Một số chị em nhận thấy rằng em bé sẽ khó ngậm được núm vú để bú sữa.
Hãy trao đổi và nhờ lời khuyên của bác sĩ. Có thể, bác sĩ sẽ khuyến nghị một vài kỹ thuật để giúp đưa núm vú ra ngoài, bao gồm:
- Miếng bảo vệ núm vú sẽ tạo áp lực lên núm vú để giữ nó nhô ra
- Sử dụng cốc dẻo được thiết kế để điều trị núm vú bị tụt bằng cách kéo nó vào trong cốc
- Dùng ống tiêm bằng xy lanh sạch có dung tích 10ml, không có kim (kích cỡ của ống tiêm sẽ phụ thuộc vào kích cỡ núm vú từng người)
- Mẹ cũng có thể thấy rằng sữa chảy tốt hơn khi sử dụng máy hút sữa.
Đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến thai kỳ mẹ nhé. Hãy đọc bài viết về hướng xử lý khi cho con bú nếu bị tụt núm vú này để chuẩn bị trước. Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!