X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Điều trị áp xe vú như thế nào để không tái phát và gọi sữa về hiệu quả?

Mất 10 phút để đọc
Điều trị áp xe vú như thế nào để không tái phát và gọi sữa về hiệu quả?Điều trị áp xe vú như thế nào để không tái phát và gọi sữa về hiệu quả?

Nếu chị em có bất kì biểu hiện bất thường nào ở vú: đau, nhức, sưng, viêm... hãy đi kiểm tra và được bác sĩ hỗ trợ tốt các cách điều trị áp xe vùng vú sau sinh để bảo vệ bầu ngực khỏe mạnh để được nuôi con bằng sữa mẹ.

Điều trị áp xe vú bằng cách rạch và dẫn lưu hoặc chọc hút kim là các phương pháp được áp dụng phổ biến. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Áp xe vú là gì? Dấu hiệu áp xe vú sau sinh
  • Nguyên nhân gây áp xe vú
  • Điều trị áp xe vú như thế nào?
  • So sánh cách chữa áp xe vú bằng hút kim so với vết mổ và dẫn lưu

Áp xe vú là gì?

Áp-xe vú là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Thường gặp nhất là tụ cầu, liên cầu và một số vi khuẩn khác như: trực khuẩn, phế cầu, vi khuẩn kị khí…

Ổ áp-xe vú có thể hình thành ở trước tuyến, trong tuyến, sau tuyến. Tiến triển một ổ áp-xe thường trải qua ba giai đoạn: Viêm, tạo thành áp xe, hoại tử.

Giai đoạn viêm: Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, giai đoạn viêm sẽ có những biểu hiện khá nhẹ, nếu không chú ý quan sát sẽ khó nhận biết:

  • Sốt cao, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu,…
  • Đau vùng vú, khi cho con bú, cử động cánh tay, vai sẽ đau hơn. Ổ áp xe càng lớn thì sẽ càng đau nhức sâu hơn.
  • Sưng to phần có áp xe, khối sưng chắc, sờ vào thấy đau.
  • Vùng da bị nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm gần da; nhưng nếu ổ áp xe sâu bên trong thì bề mặt da hoàn toàn bình thường.

Giai đoạn tạo thành áp-xe: Xuất hiện một hoặc nhiều ổ áp-xe nằm ở các thùy tuyến vú. Các triệu chứng đau tăng lên, vùng da áp-xe cứng, nóng, căng đỏ hoặc phù tím, sờ vào đau, núm vú tụt vào trong, tiết dịch vàng, hôi ở núm vú.

Bên cạnh đó, bệnh nhân xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn như rét run, sốt cao, hạch bạch huyết sưng viêm…

Biến chứng – hoại tử: Biến chứng nặng nề nhất của áp-xe vú là hoại tử vú với các biểu hiện nhiễm khuẩn nặng nề như: tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, vú căng to, sưng phù, da trên ổ áp-xe vàng nhạt, hạch bạch huyết sưng, có thể vỡ ổ áp-xe chảy mủ hôi.

Nếu chị em có bất kì biểu hiện bất thường nào ở vú: đau, nhức, sưng, viêm… hãy đi kiểm tra và được bác sĩ hỗ trợ tốt các cách điều trị áp xe vùng vú sau sinh để bảo vệ bầu ngực khỏe mạnh để được nuôi con bằng sữa mẹ.

dieu-tri-ap-xe-vu

Áp-xe vú là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra (Nguồn ảnh: iStock)

Bạn có thể chưa biết:

Cách chữa tắc sữa sau sinh đúng chuẩn để mẹ không còn thấp thỏm nguy cơ áp xe vú

Di chứng từ Áp Xe Vú: Mẹ mới sinh bị cắt cụt tứ chi – chờ ngày gặp con trong nước mắt

Nguyên nhân gây áp xe vú

Bình thường, vi khuẩn trên da sẽ không gây bệnh nhưng khi sức đề kháng giảm, hệ miễn dịch suy yếu; núm vú bị nứt hoặc trầy xước thì virus, vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp từ da vào tuyến vú, qua các ống dẫn sữa… gây viêm và hình thành ổ áp-xe.

Bên cạnh đó, một số ở nhiễm khuẩn ở nơi khác trong cơ thể qua đường máu hoặc đường bạch huyết đến gây áp-xe vú.

Những trường hợp có nguy cơ mắc áp-xe vú cao:

  • Phụ nữ sau sinh cho con bú, sữa mẹ có thể gây nứt núm vú hoặc răng của bé cắn vào núm vú… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vú.
  • Phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con mà bị ốm đau, ăn uống thiếu chất, thức đêm nhiều, lao động vất vả ít được nghỉ ngơi… khiến sữa bị ứ đọng trong tuyến vú dễ gây áp-xe vú.
  • Tắc tia sữa: Phụ nữ đang cho con bú không thực hiện thông tia sữa sau sinh, không vắt bỏ sữa thừa khi con bú khiến sữa bị tắc, không thể thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng sữa đông kết, chèn ép các ống dẫn sữa khác hình thành các ổ áp-xe ở vú.
  • Phụ nữ thừa cân, có kích cỡ ngực quá lớn, vệ sinh vùng vú kém. Một số ít trường hợp, áp-xe vú có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú.

Điều trị áp xe vú như thế nào?

Có thể điều trị áp xe vú bằng thuốc nam được không? Phương pháp điều trị áp xe vú bằng thuốc nam chưa thật sự hiệu quả và đáng tin nên ít được các mẹ tin dùng.

Hiện nay, áp xe vú cho con bú được điều trị bằng cách rạch và dẫn lưu hoặc chọc hút kim, có hoặc không có siêu âm chẩn đoán. Thuốc kháng sinh có thể hoặc không thể được kê đơn. Đối với vết mổ và dẫn lưu, áp xe được cắt mở bằng dao mổ (lưỡi dao) để giải phóng chất lỏng bị nhiễm bệnh. Một ống có thể được đưa vào vết thương để giúp dịch bị nhiễm trùng chảy ra hoặc có thể bị hở để chất lỏng bị nhiễm trùng chảy ra một cách tự nhiên.

Một cách ít xâm lấn để điều trị áp xe vú là chọc hút kim. Và một kim được đưa vào khoang của áp xe vú và một ống tiêm được sử dụng để hút chất lỏng bị nhiễm trùng, thường sử dụng hướng dẫn siêu âm.

Vì có những lợi thế trong việc sử dụng cách chữa áp xe vú này, ví dụ: không để lại sẹo, giảm nhập viện, v.v. xu hướng là sử dụng phương pháp này thường xuyên hơn.

Chúng tôi muốn tìm bằng chứng về hiệu quả của các phương pháp điều trị khác nhau. Chúng tôi đã xem xét thời gian áp xe để chữa lành bằng các loại phương pháp điều trị khác nhau. Số phụ nữ tiếp tục cho con bú sau điều trị áp xe vú sau khi sinh và có bao nhiêu phụ nữ đã lành trong mỗi nhóm sau khi điều trị. Định nghĩa của chữa bệnh khác nhau trong các nghiên cứu.

dieu-tri-ap-xe-vu

Chọc hút kim dẫn lưu mủ và dịch tiết trong ổ áp xe (Nguồn ảnh: iStock)

Bạn có thể chưa biết:

Ác mộng sau sinh: Viêm tắc tia sữa và cách điều trị

Mẹ bỉm sữa rước hoạ vì dùng “mẹo” chữa tắc tia sữa sau sinh

dieu-tri-ap-xe-vu

Hút sữa thưỡng xuyên giúp ngăn chặn áp xe (Nguồn ảnh: iStock)

So sánh cách chữa áp xe vú bằng hút kim so với vết mổ và dẫn lưu

Chúng tôi đã tìm thấy sáu nghiên cứu, trong đó bốn nghiên cứu với tổng số 325 phụ nữ đóng góp dữ liệu.

  • Chọc hút kim có vẻ làm giảm thời gian lành vết thương so với vết mổ và dẫn lưu.
  • Đối với kết quả tiếp tục cho con bú, cả hai nghiên cứu cho thấy phụ nữ được điều trị bằng cách hút kim có nhiều khả năng tiếp tục cho con bú so với vết mổ và dẫn lưu.
  • Trong hai nghiên cứu, áp xe vú không lành ở một số phụ nữ có chọc hút kim và phải điều trị bằng vết mổ và dẫn lưu.
  • Tất cả các áp xe vú đã được điều trị bằng vết mổ và dẫn lưu đã lành. Chúng tôi không thể đưa ra bất kỳ kết luận nào về các tác dụng hoặc biến chứng không mong muốn.
  • Các nghiên cứu không báo cáo đầy đủ về số lần tái khám, thời gian tiếp tục cho con bú, các biến chứng sau phẫu thuật, thời gian nằm viện và các tác dụng phụ. Tuy nhiên, dường như phụ nữ hài lòng hơn khi được điều trị bằng cách hút kim.

Một nghiên cứu đã so sánh các chế độ kháng sinh điều trị áp xe khác nhau so với không dùng kháng sinh ở phụ nữ cho con bú được điều trị bằng vết mổ và dẫn lưu áp xe vú. Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt giữa các nhóm để giải quyết kết quả của áp xe vú và nhiễm trùng sau thủ thuật.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

  • Giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú và núm vú trước và sau khi cho con bú, tránh làm trầy xước, rạn nứt đầu núm vú khi cho con bú.
  • Tập cho trẻ bú no, cho con bú hết từng bên vú, nếu trẻ bú chưa hết thì vắt sữa ra, tránh ứ đọng sữa, tắc sữa dễ bị áp-xe.
  • Mẹo chữa áp xe là tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; tránh thức khuya, lao động vừa sức.
  • Thực hiện khám phụ khoa định kì 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh lý áp-xe vú, ung thư vú… hỗ trợ điều trị sớm, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí
  • Nếu đã và đang mắc áp-xe vú, cần dừng ngay việc cho con bú bằng sữa mẹ (bởi có thể trẻ đang bú cả sữa lẫn mủ). Đồng thời đến cơ sở chuyên phụ khoa uy tín để bác sĩ khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị áp xe vú kịp thời, phòng tránh nguy cơ ung thư vú.

Cai sữa cho bé thế nào?

Việc cai sữa sai cách cũng có thể là nguyên nhân gây áp xe vú. Mẹ nên chú ý cách cai sữa khoa học như sau:

Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
  • Nên bắt đầu cai sữa từ từ, không đột ngột ngừng việc cho trẻ bú. Mẹ hãy lên kế hoạch và chủ động rút ngắn thời gian và cường độ cho trẻ bú. Việc làm này vừa an toàn cho bầu ngực, tránh áp xe vừa giúp tránh những sang chấn bất lợi cho tâm lý trẻ sau này.
  • Từ tháng thứ 4, phụ huynh có thể bắt đầu cho trẻ nếm thử thức ăn của người lớn (uống nước rau, nước canh,…) để bé có thể làm quen với các mùi vị món ăn khác nhau.
  • Với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng sữa thay thế như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò với thực đơn ăn dặm. Các món ăn dặm cho bé cần được chế biến thật mềm, nhuyễn và phù hợp với độ tuổi của con như cháo loãng hoặc bột.
  • Tăng dần lượng thức ăn và độ đặc của các món ăn dặm từ từ theo thời gian.

Nguồn thông tin: Áp xe vú có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Xem thêm

  • Trầm cảm sau sinh – Xin đừng chủ quan!
  • Để bớt đau sau sinh mổ, 6 cách hiệu quả này sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục
  • Bài tập Kegel giúp phụ nữ sau sinh thêm tự tin, hấp dẫn và thăng hoa

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Sau sinh
  • /
  • Điều trị áp xe vú như thế nào để không tái phát và gọi sữa về hiệu quả?
Chia sẻ:
  • Di chứng từ Áp Xe Vú: Mẹ mới sinh bị cắt cụt tứ chi - chờ ngày gặp con trong nước mắt

    Di chứng từ Áp Xe Vú: Mẹ mới sinh bị cắt cụt tứ chi - chờ ngày gặp con trong nước mắt

  • Áp xe buồng trứng là gì? Bệnh có nguy hiểm không và có phải mổ không?

    Áp xe buồng trứng là gì? Bệnh có nguy hiểm không và có phải mổ không?

app info
get app banner
  • Di chứng từ Áp Xe Vú: Mẹ mới sinh bị cắt cụt tứ chi - chờ ngày gặp con trong nước mắt

    Di chứng từ Áp Xe Vú: Mẹ mới sinh bị cắt cụt tứ chi - chờ ngày gặp con trong nước mắt

  • Áp xe buồng trứng là gì? Bệnh có nguy hiểm không và có phải mổ không?

    Áp xe buồng trứng là gì? Bệnh có nguy hiểm không và có phải mổ không?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn