Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu là tình trạng thường gặp, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan vì đây chính là dấu hiệu cho biết cơ thể đang có vấn đề về dinh dưỡng,…
- Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân dẫn đến đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu
- Cần làm gì để khắc phục tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục?
- Kết luận
3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm cực kỳ “nhạy cảm”, nhất là với những phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc từng gặp phải biến chứng thai kì. Nhiều mẹ bầu lo lắng về tình trạng đau bụng đi ngoài của mình trong tháng đầu mang thai. Một nghiên cứu khảo sát trên 3.682 thai phụ cho kết quả, có khoảng 14.3% mẹ bầu từng ít nhất một lần bị đau bụng tiêu chảy. Trên thực tế, tình trạng đau bụng đi ngoài khi mang thai không gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây mất nước, mất sức ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và em bé trong bụng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng mình đang gặp phải, mời các mẹ cùng theo dõi tiếp nội dung dưới đây:
Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
Mang thai tháng đầu hay bị đau bụng đi ngoài: Triệu chứng đau bụng đi ngoài là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu, đặc biệt là phụ nữ lần đầu mang thai. Việc này không chỉ phiền toái mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu không sớm khắc phục. Đau bụng liên tục và kéo dài sẽ kích thích tử cung co bóp, dễ dẫn đến sinh non, thậm chí là sảy thai.
Bạn có thể chưa biết:
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm không?
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài 3 tháng đầu: Khi có bầu, cơ thể và tâm sinh lý của phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều, trở nên nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài hơn. Chính vì thế, cần đặc biệt chú tâm đến sức khỏe.
Có 5 nguyên nhân chính khiến mẹ bầu đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu, đa số trong đó liên quan trực tiếp đến vấn đề dinh dưỡng.
1. Khẩu phần ăn thay đổi đột ngột
Mang thai tháng đầu là lúc cơ thể vẫn đang trong giai đoạn “chuyển giao”, nếu mẹ bầu quá vội vã dung nạp đột ngột nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường cơ thể sẽ lập tức phản ứng bằng cách đào thải chúng ra ngoài. Chính điều đó gây nên triệu chứng tiêu chảy.
Hãy tập cho cơ thể quen dần với lượng thức ăn mới, chế độ dinh dưỡng mới. Hấp tấp không chỉ tốn kém về mặt kinh tế, không mang lại bất kỳ kết quả nào mà còn ảnh hưởng đến thai kỳ.
2. Nhạy cảm với thức ăn
Biểu hiện của việc nhạy cảm với thức ăn khi mang thai tháng đầu không chỉ có nôn mửa mà còn bao gồm cả tiêu chảy. Có một số thực phẩm trước nay vẫn ăn bình thường và không có vấn đề gì, cho đến khi có bầu, cơ thể nhạy cảm hơn sẽ gây ra đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần.
3. Dư hoặc thiếu các loại vitamin
Khi mang thai, ngoài nạp đủ chất dinh dưỡng bằng cách ăn uống, mẹ bầu cũng không thể bỏ qua các loại vitamin dành riêng cho thai kỳ. Tuy nhiên, cần uống đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tùy tiện dùng vitamin có thể gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài do cơ thể không thể dung nạp được chất đó.
4. Cơ thể không dung nạp đường lactose
Đường lactose có nhiều trong sữa, khi uống sữa bầu, mẹ lại vô tình dung nạp rất nhiều chất này vào khiến ruột non không kịp xử lý, đẩy thẳng xuống ruột già. Tại đây, khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các vi khuẩn ruột già vô tình chuyển hóa toàn bộ đường lactose thành chất lỏng và khí gây đầy hơi, đau bụng đi ngoài.
5. Hệ miễn dịch suy giảm
Tất cả chúng ta đều biết rằng khi có bầu, hormone của phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các mầm bệnh bên ngoài dễ tấn công và sinh sôi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu.
Cần làm gì để khắc phục tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục?
Bởi vì phần lớn nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng đều đến từ chế độ dinh dưỡng cho nên điều đầu tiên mẹ bầu cần thay đổi đó là điều chế độ ăn uống.
1. Lập danh sách thực phẩm cần hạn chế
Hãy tránh xa thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ; các sản phẩm từ bơ sữa; thức uống có ga, thức uống có cồn; thức uống chứa nhiều caffeine; thực phẩm nhiều đường như kẹo hay chocolate, trái cây sấy khô; các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa,…
Sử dụng những thực phẩm lành tính như: Cơm, khoai tây nghiền tự làm, chuối, cà rốt nấu chín, cháo, bột yến mạch,…
Bạn có thể chưa biết:
Đau bụng trên khi mang thai là gì và có nguy hiểm không?
Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có phải dấu hiệu nguy hiểm?
2. Uống đủ nước
Khái niệm uống đủ nước tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người. Hãy liên hệ bác sĩ của bạn để biết chính xác lượng nước cần uống một ngày bao nhiêu là đủ. Với thể trạng bình thường theo tiêu chuẩn của người Việt Nam thì 2,4 lít mỗi ngày là đủ cho mẹ và con.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải uống nước lọc. Bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây tươi như cà rốt, nước chanh, nước ép dâu, táo…
3. Uống thuốc điều trị tiêu chảy
Bầu tháng đầu bị đau bụng tiêu chảy: Nếu tình trạng của bạn rất nặng và vẫn chưa kịp khắc phục bằng cách đổi chế độ ăn thì hãy ngay lập tức gặp bác sĩ để được tư vấn để các loại thuốc giúp dùng kìm hãm cơn đau bụng dành riêng cho bà bầu.
Kết luận
Hy vọng những lý giải chi tiết về đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu đã giúp chị em chúng mình hiểu hơn về cơ thể, biết cách khắc phục kịp thời để luôn vui vẻ và khỏe mạnh. Chúc mẹ bầu sớm vượt qua tháng đầu khó khăn. Hành trình mang thai tuy cực nhọc nhưng vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa. Biết cách tận hưởng và tập quen với những thay đổi thì tâm lý khi mang bầu sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!