X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Cho trẻ ăn váng sữa như thế nào để bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất?

Mất 5 phút để đọc
Cho trẻ ăn váng sữa như thế nào để bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất?Cho trẻ ăn váng sữa như thế nào để bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất?

Bạn có biết khi nào cho trẻ ăn váng sữa và những trẻ nào không nên ăn loại thực phẩm này? Thực chất loại thực phẩm này có bổ dưỡng như những thông tin bạn thường nghe? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan trong bài viết sau.

Váng sữa là gì?

Thực phẩm này là lớp chất béo nổi lên kết thành một mảng lớn trên bề mặt của sữa khi đun nóng. Hoặc để yên trong một thời gian và không đậy nắp. Phần sữa còn lại được gọi là sữa tách béo. Váng sữa sau khi được tách khỏi sữa sẽ được đun nóng để tiệt trùng. Sau đó làm lạnh để bảo quản được lâu. Đây là nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm khác từ sữa như: bơ, phô mai, sữa chua, kem tươi…

cho-tre-an-vang-sua

Những sản phẩm váng sữa hiện nay trong quá trình chế biến đã được bổ sung thêm các nguyên liệu khác. Ví dụ như: sữa, sữa nguyên kem, trứng, trái cây, bột ca cao, đường. Cùng các chất làm đông, chất ổn đinh, các loại hương liệu… Thế nên có thể thấy phần váng sữa có trong sản phẩm chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nếu để ý bạn sẽ thấy. Các nhà sản xuất nước ngoài ghi tên sản phẩm này trên nhãn mắc là “món tráng miệng làm từ sữa”. Song thực tế là các nhà phân phối và kinh doanh mặt hàng này ở nước ta vẫn ghi trên nhãn phụ. Với tên gọi “váng sữa” để dễ dàng quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Ngày nay, người ta còn dùng các loại dầu thực vật có bổ sung thêm đạm sữa bò và đường lactose để sản xuất loại thực phẩm này.

Váng sữa có những chất dinh dưỡng nào?

Là một chế phẩm từ sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm: chất đạm, chất béo, đường, các vitamin và khoáng chất. Song thực tế tỷ lệ hàm lượng các chất này trong váng sữa rất thấp so với sữa. Ngoại trừ hàm lượng chất béo.

cho-tre-an-vang-sua

Bạn có biết lượng chất béo chứa trong một hộp váng sữa cung cấp khoảng từ 50 – 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Bằng tổng lượng chất béo trong hai ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao nhưng nghèo dưỡng chất.

Chính vì thế, bạn không nên cho bé ăn loại thực phẩm này nhằm mục đích thay thế sữa hay thức ăn dặm.

Có bao nhiêu loại váng sữa?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại váng sữa được bày bán. Các sản phẩm này đã được chế biến và thêm vào các nguyên liệu khác nên hàm lượng chất béo đã giảm đi đáng kể. Có thể phân loại váng sữa dựa vào hàm lượng chất béo chứa trong sản phẩm:

  • Hàm lượng chất béo từ 35 – 50%: Váng sữa nguyên chất, thường dùng chế biến các món salad, nấu súp mà ít khi dùng ăn trực tiếp.
  • Loại thứ 2, có hàm lượng chất béo từ 10 – 30%: Váng sữa thông thường, thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất bơ, phô mai.
  • Cuối cùng, hàm lượng chất béo từ 6 – 15% tùy loại: Váng sữa nguyên kem, loại phổ biến trên thị trường, dùng làm món tráng miệng, bữa ăn xế cho trẻ.

Bạn đã cho trẻ ăn váng sữa đúng cách?

cho-tre-an-vang-sua

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ chỉ nên ăn loại thực phẩm này sau 6 tháng tuổi, bởi:

Đây là loại thực phẩm nghèo dưỡng chất nhưng lại có hàm lượng chất béo cao. Chúng có thể cung cấp nhiều năng lượng tốt cho trẻ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Hoặc trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng để nhanh phục hồi sức khỏe.

Bạn không nên cho trẻ ăn nhiều váng sữa vì có thể khiến bé đầy bụng, tiêu chảy. Thậm chí là thừa cân, béo phì do lượng chất béo quá cao.

Vì vậy, tuỳ lứa tuổi, trẻ sẽ ăn váng sữa theo tiêu chuẩn như sau:

– Trẻ từ 6 – 12 tháng: Khoảng từ 1/2 – 1 hộp/ngày.

– Trẻ từ 12 tháng trở lên: 1 – 2 hộp/ngày.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên cho trẻ ăn váng sữa nếu: Bé bị thừa cân, béo phì, đang bị tiêu chảy hay bị dị ứng với sữa bò… Đồng thời không cho trẻ ăn trước bữa ăn vì có thể khiến bé ăn ít hoặc bỏ ăn bữa chính.

Bảo quản váng sữa thế nào cho đúng?

Váng sữa rất dễ bị hỏng nên cần được bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý là bạn không nên để váng sữa ở cánh tủ. Vì đây là nơi không đủ lạnh và nhiệt độ không ổn định do việc đóng mở tủ lạnh thường xuyên.

Khi mua, bạn nên chú ý đến ngày sản xuất, thời hạn sử dụng. Không mua sản phẩm có dấu hiệu khác lạ như: hộp bị móp méo, nhãn thủng hay phồng lên.

Các mẹ có thể làm váng sữa tại nhà cho trẻ. Cách làm váng sữa tại nhà không khó. Vì vậy, hãy cùng vào bếp để có những hũ váng sữa ngon, sạch, hợp khẩu vị bé cưng. Ngoài ra, nếu bé đã lớn, bạn hãy rủ con vào bếp cùng làm món ăn yêu thích này.

Xem thêm:

“Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ hoa quả” – Mẹ đã làm đúng chưa?

5 LOẠI RAU CỦ QUẢ CỰC DINH DƯỠNG: Bé lười ăn dặm cũng khó mà từ chối

Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn váng sữa thì hấp thụ tốt nhất

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Ele Luong

  • Home
  • /
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
  • /
  • Cho trẻ ăn váng sữa như thế nào để bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất?
Chia sẻ:
  • Trẻ 7 tháng ăn váng sữa được không và những điều mẹ cần biết khi cho con ăn "siêu thực phẩm" này

    Trẻ 7 tháng ăn váng sữa được không và những điều mẹ cần biết khi cho con ăn "siêu thực phẩm" này

  • Thời điểm phù hợp để cho trẻ sơ sinh ăn váng sữa

    Thời điểm phù hợp để cho trẻ sơ sinh ăn váng sữa

app info
get app banner
  • Trẻ 7 tháng ăn váng sữa được không và những điều mẹ cần biết khi cho con ăn "siêu thực phẩm" này

    Trẻ 7 tháng ăn váng sữa được không và những điều mẹ cần biết khi cho con ăn "siêu thực phẩm" này

  • Thời điểm phù hợp để cho trẻ sơ sinh ăn váng sữa

    Thời điểm phù hợp để cho trẻ sơ sinh ăn váng sữa

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn