X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Trẻ béo phì càng bị trêu chọc, mỉa mai lại càng... béo phì

Mất 6 phút để đọc
Trẻ béo phì càng bị trêu chọc, mỉa mai lại càng... béo phìTrẻ béo phì càng bị trêu chọc, mỉa mai lại càng... béo phì

Chính định kiến và lời trêu chọc vô tình của nhiều người đã khiến những đứa trẻ béo phì không thoát được nỗi khổ sở vì khác biệt với mọi người.

Béo phì là gì? Trẻ béo phì nguyên nhân do đâu? Chính định kiến và lời trêu chọc vô tình của nhiều người đã khiến những đứa trẻ béo phì không thoát được nỗi khổ sở vì khác biệt với mọi người. Hãy theo dõi nhé!

Béo phì là gì ?

Béo phì được định nghĩa đơn giản như là tình trạng dư thừa mỡ phân bố bất thường trên cơ thể.

Cách tính béo phì ở trẻ em

Cân nặng lý tưởng so với chiều cao (IBWH)

IBWH = (Cân nặng đo được/Cân nặng trung bình so với chiều cao)x100

Béo phì khi IBWH ≥ 120%

Cân nặng so với chiều cao

Béo phì khi cân nặng so với chiều cao > + 2SD

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao)2 (m)

Lứa tuổi 10-19 tuổi: Theo WHO sử dụng chỉ số BMI.

Nguyên nhân của béo phì

tre-beo-phi

Béo phì đơn thuần

Do thay đổi cân bằng năng lượng, tăng lượng thu vào và giảm lượng tiêu hao làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.

Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.

Dạng béo phì này thường mang tính gia đình. Những trẻ có bố mẹ, ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì, có thể tìm thấy gen gây béo (Leptin).

Béo phì do nội tiết

  • Béo phì do suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn , da khô và thiểu năng trí tuệ.
  • Trường hợp béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn , nhiều trứng cá, huyết áp cao.
  • Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt
  • Béo phì do các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
  • Người béo phì do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

Điều trị

Chế độ ăn

Là nguyên tắc cơ bản để hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa của trẻ. Tuy nhiên, trẻ em là cơ thể đang lớn do đó chỉ hạn chế thực phẩm giầu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh bột. Mục tiêu sao cho trong những tháng đầu kiểm soát chế độ ăn trẻ không tăng cân hoặc tăng <0,5kg/ tháng.

Thể dục trị liệu

tre-beo-phi

Là biện pháp đơn giản làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể . Nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích mới áp dụng được. Các môn thể thao thường là nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60 phút/ ngày.

Tâm lý liệu pháp

Phải cho trẻ biết những hậu quả của béo phì cũng như khó hoà nhập với các bạn ở trường hoặc bị bạn trêu đùa. Trong 1 số trường hợp béo phì mức độ nặng cần chuyển trẻ đến các nhà tâm lý liệu pháp.

Thuốc điều trị

Tuỳ từng nguyên nhân khác nhau mà điều trị, ví dụ béo phì do u thượng thận cần cắt bỏ sẽ hết béo phì. Hoặc dừng uống thuốc Corticoid trong hen, chàm trẻ dần hết béo phì trong hội chứng Cushing. Nếu trẻ bị béo phì đơn thuần ngoài 3 nguyên tắc nêu trên, rất hiếm khi điều trị thuốc ức chế trung tâm ( Centrally acting agents) hoặc ngoại vi.

Trẻ béo phì càng bị chọc lại càng… béo phì

Tạp chí khoa học Plos One mới đây đã đăng tải kết quả khảo sát chỉ ra hệ lụy của việc bị trêu chọc, chế giễu đối với những đứa trẻ mập mạp, béo phì. Khảo sát thực hiện với 504 trẻ ở độ tuổi trung bình 11 tuổi.

Trẻ béo phì càng bị trêu chọc, mỉa mai lại càng... béo phì

Kết quả chỉ ra, những đứa bé béo phì có ít hơn 1/5 số bạn so với trẻ em bình thường và 70% trong số những đứa trẻ ấy có khuynh hướng mặc cảm, co cụm so với những đứa trẻ cân nặng nhẹ hơn. Như một phản ứng tự nhiên trong một tập thể, những đứa trẻ có cân nặng bình thường sẽ chú ý đến các em béo phì và buông lời chọc ghẹo, vô tình hoặc cố ý tạo nên sự cô lập đối với đứa trẻ đáng thương.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Theo các nhà khoa học, trẻ béo phì càng bị cô lập, càng cô đơn sẽ càng căng thẳng và có những thói quen, nhất là thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe. Các em sẽ không kiểm soát được cơn thèm ăn và xem đó là cách giải tỏa căng thẳng. Hậu quả là các em sẽ ngày càng tăng cân hơn.

Xem thêm

  • Thực đơn cho trẻ béo phí muốn giảm cân với chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Trẻ béo phì vì bố mẹ quá ám ảnh với bảng chiều cao cân nặng “chuẩn”
  • Bệnh béo phì ở trẻ em ảnh hưởng lớn như thế nào?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Quynh Nguyen

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Trẻ béo phì càng bị trêu chọc, mỉa mai lại càng... béo phì
Chia sẻ:
  • Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ em béo phì và cách khắc phục

    Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ em béo phì và cách khắc phục

  • Béo phì ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

    Béo phì ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

app info
get app banner
  • Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ em béo phì và cách khắc phục

    Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ em béo phì và cách khắc phục

  • Béo phì ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

    Béo phì ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn