Bố mẹ thường dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ để xác định trẻ có phát triển đúng chuẩn và khỏe mạnh hay không. Tuy nhiên, nếu quá ám ảnh với những con số này, bố mẹ có thể khiến con béo phì trong tương lai.
Bố mẹ bị ám ảnh bởi bảng chiều cao cân nặng “chuẩn”
Khi hỏi thăm bất kỳ bố mẹ trẻ nào thì thường nhận được những câu trả lời về tình trạng cân nặng gần đây của bé.
Theo quan niệm thông thường, chuẩn chiều cao/ cân nặng của bé là thước đo căn bản để xác định bé có phát triển đúng chuẩn và khỏe mạnh hay không. Việc theo dõi mức phát triển của con không phải là xấu. Nhưng việc ám ảnh quá nhiều cân nặng của trẻ có thể khiến bố mẹ mệt mỏi, và thậm chí còn dẫn đến nguy cơ béo phì cho con.
Cân nặng chỉ thể hiện một phần sự phát triển của trẻ, nhưng nó lại là thứ dễ thấy nhất, và dễ tạo áp lực cho bố mẹ nhất. Nếu con trẻ càng lên cân, càng nặng thì bố mẹ càng vui. Ngược lại, nếu con lên cân chậm thì các ông bố bà mẹ trẻ thường có cảm giác “thất bại” khi con họ không đạt được “chỉ tiêu” cân nặng. Họ thường cảm thấy mình chưa cố gắng hết sức với công việc làm bố mẹ.
Tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh từ rất lâu rồi: trẻ càng lên cân và phát triển quá nhanh trong giai đoạn sơ sinh, thì càng có nguy cơ béo phì ở giai đoạn thanh thiếu niên và khi trưởng thành.
Trẻ bị ép ăn vì bố mẹ ám ảnh cân nặng
Để con tăng trưởng trên mức trung bình mà WHO kiến nghị, các ông bố bà mẹ thường có xu hướng nhồi nhét thêm thức ăn, dưỡng chất cho con quá mức. Việc lạm dụng này sẽ tăng nguy cơ béo phì cho trẻ ở thời kỳ thiếu niên, thanh niên và khi trưởng thành.
Có một ví dụ như sau: Nhiều người thường khuyên các mẹ cho con uống sữa công thức thay vì sữa mẹ để bé mau lên cân hơn. Nhưng việc lạm dụng sữa công thức “tăng trọng” này khiến cho cơ thể bé dư thừa protein và dưỡng chất. Tuy nó sẽ giúp yên tâm phần nào vì trẻ tăng cân nhanh chóng nhưng lại khiến cho cân nặng 2 năm đầu đời của bé mất kiểm soát và tiềm ẩn nguy cơ béo phì sau này.
Việc ăn dặm cũng tương tự. Các bé mà nhẹ ký hơn các bạn cùng trang lứa thì thường bị mẹ chê là “kén ăn”. Dù các nhà khoa học đã chứng minh rằng cân nặng của các bé này là hoàn toàn bình thường. Nhưng các mẹ vẫn không tin và luôn muốn ép con ăn thêm. Nếu bé không chịu ăn món chính thì các mẹ thường “hối lộ” bằng bánh/ kẹo… để bé ăn nhiều hơn.
Các mẹ nên để trẻ ăn khi chúng đói, chứ đừng bắt trẻ ăn để làm vui lòng chúng ta. Việc ăn uống không vì lý do “đói” này sẽ tạo thói quen xấu trong tương lai. Nó khiến trẻ mất kiểm soát trong việc ăn uống và dễ béo phì sau này.
Đọc bảng chiều cao cân nặng của trẻ như thế nào cho đúng?
Để hướng dẫn các ông bố bà mẹ nuôi con, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ từ 1 – 5 tuổi. Một trẻ phát triển bình thường sẽ có chỉ số chiều cao cân nặng tương ứng với bảng này.
Tuy nhiên, lại không ai dạy cho các cặp bố mẹ trẻ cách đọc bảng chiều cao cân nặng này đúng cách cả. Theo WHO, ngoài số đo trung bình được kẻ bằng vạch đỏ ở giữa, bảng này được chia làm 2 phần. Trong đó là 50% trẻ có mức chiều cao cân nặng trên trung bình và 50% trẻ có mức chiều cao cân nặng thấp hơn trung bình. Điều này có nghĩa là có 50% trẻ con thế giới có mức phát triển hơn trung bình và một nửa còn lại thì thấp hơn.
Nhưng dù trên trung bình hay dưới trung bình thì tất cả các trẻ này đều bình thường. Bố mẹ không cần phải quá lo lắng nếu như bé vẫn phát triển kỹ năng vận động và giao tiếp tốt.
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ em từ 0 tới 5 tuổi theo chuẩn WHO đang được áp dụng cho trẻ em Việt Nam hiện nay
Bảng chiều cao cân nặng bé trai/ bé gái
Trong đó:
TB: Đạt chuẩn trung bình
Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).
Ngoài chỉ số chiều cao cân nặng, sự phát triển của trẻ còn phải xác định bằng nhiều yếu tố như vòng đầu, khả năng vận động và giao tiếp. Ai cũng thích những đứa trẻ tròn trĩnh và mũm mĩm. Nhưng hãy để trẻ phát triển đúng với năng lực của trẻ. Điều này vừa giúp con phát triển toàn diện khỏe mạnh trong tương lai vừa giảm áp lực nuôi con cho chính bố mẹ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!