Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh của WHO là căn cứ giúp ba mẹ có thể theo dõi sự phát triển của bé một cách khoa học nhất. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bảng cân nặng trẻ sơ sinh 2021 theo tiêu chuẩn của WHO
- Các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số phát triển của trẻ
- Bạn có cần lo lắng nếu các chỉ số của bé không đúng theo bảng số liệu chuẩn?
- Cách biết được bé có bị suy dinh dưỡng hay không
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh tiêu chuẩn của WHO
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh bên dưới được phát triển bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập từ nghiên cứu Sự phát triển đa địa danh của WHO. Tiêu chuẩn phát triển của Tổ chức Y tế Thế giới được đưa ra dựa trên những em bé khỏe mạnh và chỉ bú sữa mẹ từ 6 quốc gia khắp 5 châu lục. Do đó, chúng sẽ phản ánh chính xác sự phát triển bình thường của một em bé sơ sinh. Nếu chiều cao, cân nặng của bé nằm cao hơn hay thấp hơn số đo tiêu chuẩn, bé có thể ở tình trạng sau:
- Đối với cân nặng: Bé nặng hơn tiêu chuẩn hoặc bị suy dinh dưỡng
- Đối với chiều cao: Bé cao hơn tiêu chuẩn hoặc bị thấp còi
Khám phá thêm:
Bảng cân chuẩn của trẻ sơ sinh và chiều cao của bé trai
|
Tháng tuổi |
Chiều cao (cm) |
Cân nặng (kg) |
0 |
46.3 – 53.4 |
2.5 – 4.3 |
1 |
51.1 – 58.4 |
3.4 – 5.7 |
2 |
54.7 – 62.2 |
4.4 – 7.0 |
3 |
57.6 – 65.3 |
5.1 – 7.9 |
4 |
60.0 – 67.8 |
5.6 – 8.6 |
5 |
61.9 – 69.9 |
6.1 – 9.2 |
6 |
63.6 – 71.6 |
6.4 – 9.7 |
7 |
65.1 – 73.2 |
6.7 – 10.2 |
8 |
66.5 – 74.7 |
7.0 – 10.5 |
9 |
67.7 – 76.2 |
7.2 – 10.9 |
10 |
69.0 – 77.6 |
7.5 – 11.2 |
11 |
70.2- 78.9 |
7.4 – 11.5 |
12 |
71.3 – 80.2 |
7.8 – 11.8 |
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh tiêu chuẩn của bé gái
|
Tháng tuổi |
Chiều cao (cm) |
Cân nặng (kg) |
0 |
45.6 – 52.7 |
2.4 – 4.2 |
1 |
50.0 – 57.4 |
3.2 – 5.4 |
2 |
53.2 – 60.9 |
4.0 – 6.5 |
3 |
55.8 – 63.8 |
4.6 – 7.4 |
4 |
58.0 – 66.2 |
5.1 – 8.1 |
5 |
59.9 – 68.2 |
5.5-8.7 |
6 |
61.5 – 70.0 |
5.8-9.2 |
7 |
62.9 – 71.6 |
6.1-9.6 |
8 |
64.3 – 73.2 |
6.3-10.00 |
9 |
65.6 – 74.7 |
6.6-10.4 |
10 |
66.8 – 76.1 |
6.8-10.7 |
11 |
68.0 – 77.5 |
7.0-11.0 |
12 |
69.2 – 78.9 |
7.1-11.3 |
Dựa theo bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh, có sự có sự chênh lệch giữa sự phát triển của bé trai và bé gái, ba mẹ có thể tìm hiểu thêm lý do tại bài viết này.
Các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số phát triển của trẻ
Bạn có thể thấy theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, các bé ở cùng một giai đoạn phát triển có thể chênh lệch nhau đến gần 10 kg. Đó là vì sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Di truyền: Gen di truyền đóng vai trò chính trong sự phát triển của em bé. Cha mẹ cao hơn có xu hướng sinh ra bé cao hơn và có cân nặng lớn hơn bé khác.
- Dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng bé được ăn sẽ quyết định đáng kể đến sự tăng trưởng của bé. Từ khi mới sinh đến 6 tháng, bé hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức để phát triển.
- Cân nặng khi sinh: Cân nặng khi sinh cho thấy bé được nuôi dưỡng như thế nào trong thai kỳ. Nếu bé cân nặng lớn khi sinh ra, bé sẽ phát triển chậm hơn ở những tháng đầu đời và ngược lại.
- Bệnh nhẹ: Các bệnh như cúm hay nhiễm trùng tai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Trong thời gian bị bênh, bé có thể tăng cân và chiều cao chậm hơn. Nhưng khi hồi phục, cân nặng và chiều cao sẽ tăng như bình thường.
- Sức khỏe của mẹ sau khi mang thai: Nếu người mẹ không khỏe hoặc mắc bệnh sau sinh ví dụ như trầm cảm, mẹ sẽ khó chăm sóc chu đáo cho bé.
Để hiểu thêm về sự phát triển của trẻ, ba mẹ có thể đọc bài viết tại đây.
Khám phá thêm:
Bạn có cần lo lắng nếu các chỉ số của bé không đúng theo bảng số liệu chuẩn?
Trước khi lo lắng về những chỉ số phát triển của bé, bạn cần biết rằng những trẻ em phát triển chậm ở những tháng đầu đời sẽ phát triển nhanh ở giai đoạn sau. Ngược lại, những em bé phát triển nhanh ở những tháng đầu đời sẽ phát triển chậm lại ở những tháng sau.
Để biết liệu bé có khỏe mạnh không, bạn có thể theo dõi chiều cao, cân nặng và so sánh với biểu đồ tăng trưởng của trẻ ở độ tuổi đó. Nếu bạn thấy các chỉ số của bé không đúng tiêu chuẩn trong một thời gian dài, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp chăm sóc bé phù hợp hơn.
Cách biết được bé có bị suy dinh dưỡng hay không
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương, Nguyên Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, theo dõi cả 2 chỉ số cân nặng và chiều cao sẽ giúp đánh giá toàn diện sự phát triển của bé. Sau đó tra bảng để biết tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Có 3 loại suy dinh dưỡng trẻ em:
Suy dinh dưỡng cấp tính: Trẻ có chiều cao bình thường, nhưng cân nặng dưới chuẩn trung bình. Ở dạng này, trẻ dễ phục hồi và ít chịu di chứng.
Suy dinh dưỡng mạn tính: Cả 2 chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ đều dưới chuẩn trung bình. Tình trạng thiếu dinh dưỡng có thể đã xảy ra suốt thời gian dài và vẫn đang tiếp diễn. Trẻ có vóc dáng nhỏ bé trong tương lai, đề kháng kém, chỉ số thông minh khó đạt mức tối ưu.
Suy dinh dưỡng bào thai: Nếu bé có cân nặng lúc sinh dưới 2,5kg, chiều dài dưới 48cm và vòng đầu nhỏ hơn 35cm. Trẻ gặp phải tình trạng này sẽ khó nuôi và chậm phát triển thể lực lẫn trí lực.
Để giúp con không rơi vào trường hợp suy dinh dưỡng nào kể trên, mẹ nên cho trẻ cân và đo chiều cao mỗi tháng, sau đó chấm lên biểu đồ hoặc tra vào bảng. Nếu nhận thấy bé chậm tăng cân hoặc chậm tăng chiều cao liên tục trong 2 tháng, nên đưa trẻ đi khám tư vấn dinh dưỡng.
Nguồn thông tin: Thước đo nhận diện trẻ suy dinh dưỡng – VnExpress
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!