Chảy máu cam là tình trạng thường gặp, nhất là những trẻ từ 2 – 10 tuổi. Vậy chảy máu cam ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, đa phần là không nguy hiểm mà trẻ sẽ hết bị chảy máu cam ngay sau đó. Tuy nhiên nếu trẻ bị chảy liên tục không hết, hay kèm theo một số biểu hiện như chóng mặt, khó thở, nôn ra máu… thì mẹ nên đưa bé đi kiểm tra.
Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ
Đa phần nguyên nhân dẫn đến trẻ bị chảy máu cam là do màng mạch ở vách ngăn mũi gặp tổn thương. Ngoài ra là do một số nguyên nhân khác như:
1. Do thời tiết
Thông thường, độ ẩm không khí quá thấp sẽ làm cho không khí khô. Khiến cho màng nhầy vách mũi của trẻ giảm độ đàn hồi, co giãn và nhạy cảm hơn. Chỉ cần trẻ hắt hơi, dụi mũi cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu cam. Hoặc do trời nóng, các mạch máu giãn nở khiến trẻ thấy ngứa và thường xuyên ngoáy mũi, làm vỡ mạch máu.
Không nên để trẻ dùng tay ngoáy mũi
2. Do va đập, chấn thương
Nhiều trường hợp trẻ bị chảy máu cam do va vào dụng cụ cứng như bàn, ghế, tường khiến mũi tổn thương.
3. Thiếu dưỡng chất
Vitamin C ảnh hưởng rất nhiều đến sức đề kháng của bé, giúp bé bảo vệ cơ thể và chống lại các bệnh truyền nhiễm. Thiếu vitamin C sẽ làm suy giảm sức đề kháng của trẻ, vi khuẩn dễ tấn công hệ hô hấp và gây ra tổn thương vùng mạch máu.
4. Mất cân bằng độ ẩm
Bật điều hòa thường xuyên trong thời gian dài sẽ làm khô không khí ở môi trường xung quanh. Dẫn đến tình trạng mũi trẻ bị khô, dễ bị chảy máu cam.
5. Viêm mũi, u mũi
Viêm mũi khiến cho các mạch máu mở rộng và dễ gây ra chảy máu mũi khi có tác động từ bên ngoài. Hoặc mũi xuất hiện khối u (đa phần là u lành tính) gây ra hiện tượng chảy máu cam.
6. Do bẩm sinh, di truyền
Một số trẻ có cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng nên dễ bị tác động từ ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu mũi.
Trẻ dễ bị chảy máu cam do vách mũi mỏng bẩm sinh
Chảy máu cam ở trẻ em có nguy hiểm không?
Thông thường, hiện tượng đổ máu cam ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nếu như trẻ xuất hiện các triệu chứng:
- Máu chảy liên tục dù đã sơ cứu
- Trẻ bị chảy máu cam tái đi tái lại trong thời gian ngắn
- Máu chảy ngày một nhanh và nhiều
- Chảy máu cam do bị chấn thương nặng
- Trẻ bị chảy máu cam kèm theo triệu chứng chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh
- Bị nôn ra máu
- Trẻ bị sốt do chảy máu cam
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?
Bị chảy máu cam ở trẻ em có nguy không? Mẹ nên xử lý bằng cách nào? Nếu thấy trẻ bị chảy máu cam, mẹ hãy bình tĩnh và xử lý theo chỉ dẫn dưới đây nhé!
Bước 1: Xác định bên mũi chảy máu
Khi trẻ bị chảy máu cam, mẹ không được để trẻ dụi mũi tiếp. Đầu tiên, hãy lau sạch mũi. Sau đó đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy xa và xác định bên mũi nào chảy máu. Tư thế này còn khiến máu không bị chảy ngược về phía họng gây nôn ói.
Bước 2: Cầm máu
Mẹ hãy lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút. Hãy giữ nguyên như vậy trong khoảng 5 – 10 phút để máu ngừng chảy. Mẹ lưu ý là không thả tay ra quá sớm và không bóp mạnh phần xương sống mũi làm trẻ bị đau nhé!
Tư thế xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
Bước 3: Chăm sóc cho trẻ sau khi chảy máu cam
Mẹ hãy để trẻ nghỉ ngơi. Nếu máu cam vẫn chảy và ngược xuống cổ họng thì mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng. Không được để trẻ nuốt máu vì rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc, nôn mửa và đau bụng.
Cách phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ
Mặc dù phụ huynh không thể tránh tất cả trường hợp trẻ bị chảy máu cam, nhưng vẫn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:
- Điều trị dị ứng để ngăn ngừa viêm trong mũi ở trẻ.
- Sử dụng nước muối (nước muối) xịt mũi để giữ ẩm cho mũi của trẻ, nhất là vào mùa đông, trời hanh khô.
- Cắt tỉa móng tay cho bé để tránh tình trạng bé ngoáy mũi bị thương.
- Khi trẻ chơi thể thao có thể bị thương, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ em đeo thiết bị bảo hộ để tránh va đập vùng mũi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi trong phòng ngủ của trẻ để ngăn không khí bị khô khi bật máy lạnh.
Máy tạo độ ẩm giúp bé ngủ sâu giấc và an toàn hơn
Như vậy, chảy máu cam ở trẻ em có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tình trạng của bé có kèm theo dấu hiệu bất ổn nào không. Nhưng đa phần trẻ sẽ hết ngay sau đó nên ba mẹ không cần lo lắng. Hy vọng những chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho nhiều bậc phụ huynh chăm sóc trẻ tốt hơn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!