Bạn đã biết cách xử lý chảy máu cam tại nhà sao cho an toàn và đúng khoa học nhất chưa? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết nên làm gì và không nên làm gì khi chảy máu cam bạn nhé.
Tìm hiểu về chảy máu cam
Chảy máu cam còn được gọi với tên gọi khác là chảy máu mũi. Đây là hiện tượng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và ai cũng có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời.
Tình trạng chảy máu cam nếu chỉ xảy ra một chút rồi hết hẳn thì bạn không cần phải quá lo lắng vì nó không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu chảy máu cam diễn ra thường xuyên, liên tục với lượng máu cam chảy ra quá nhiều thì đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân gây chảy máu cam
Chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Mắc dị vật trong mũi
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam là do trong mũi có các dị vật. Nếu bạn ngoáy mũi quá mạnh để lấy dị vật ra sẽ khiến mũi bị chấn thương và chảy máu.
Từ đó khiến các vi khuẩn sinh sôi, phát triển ở trong mũi gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Bệnh về máu
Một số căn bệnh về máu như rối loạn chuyển hóa đông máu, bệnh bạch cầu, xơ vữa động mạch,… cũng là nguyên nhân gây chảy máu cam thường xuyên.
Đây là những căn bệnh rất nguy hiểm mà bạn không thể coi thường. Khi thấy mình chảy máu cam quá nhiều lần liên tục hãy đến khám bác sĩ để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
Viêm mũi
Các căn bệnh như viêm mũi cấp tính, viêm mũi mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi,… khiến bệnh nhân thường hắt hơi, chảy mũi, làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương, các mạch máu bị trầy xước dẫn đến chảy máu.
Viêm mũi lâu dài không được chữa trị có thể dẫn tới các biến chứng như huyết áp cao, nhồi máu não, bệnh tim mạch đột phát,… và có nguy cơ tử vong.
U xơ vòm mũi họng
Bệnh u xơ vòm mũi họng có dấu hiệu dễ nhận biết là xuất huyết vùng mũi, và chảy máu cam thường xuyên. Khối u nếu để lâu sẽ phát triển làm phá vỡ hàm ếch và tiêu xương hàm trên.
Ngoài ra, chúng còn có thể làm tổn thương thần kinh nội sọ, gây mù mắt, khó nuốt, ngạt thở và đe doạ đến tính mạng người bệnh.
Bệnh ung thư
Chảy máu mũi nhiều có thể là dấu hiệu của các căn bệnh ung thư rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy cơ thể thường xuyên chảy máu cam, bạn nên làm xét nghiệm để phát hiện và chữa trị ung thư kịp thời.
Cách xử lý chảy máu cam
Dưới đây là cách xử lý chảy máu cam an toàn tại nhà được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn:
Bóp chặt mũi, cúi đầu về phía trước
Khi bị chảy máu cam, hãy bình tĩnh, ngồi xuống ghế. Bóp chặt phía bên mũi chảy máu, cố gắng thở bằng miệng và cúi đầu về phía trước.
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10- 20 phút để cầm máu. Nếu máu trôi xuống họng thì bạn phải khạc ra ngay vì nếu nuốt vào sẽ bị nôn ói.
Chườm đá ở bên ngoài mũi
Chườm đá ở bên ngoài mũi có thể hạ thấp nhiệt độ vùng mũi, giúp ngăn chảy máu mũi rất hiệu quả. Đối với người lớn, bạn có thể ngậm 1 cục đá nhỏ, hoặc chườm đá ở bên ngoài sống mũi.
Còn đối với trẻ em, bạn có thể đắp một miếng gạc lạnh nhỏ phía bên ngoài mũi trẻ để làm máu ngừng chảy nhanh hơn.
Những sai lầm khi xử lý chảy máu cam
Ngửa đầu ra sau
Chúng ta thường nghĩ rằng ngửa đầu ra sau có thể giúp máu cam không chảy ra ngoài. Tuy nhiên, đây là hành động hết sức sai lầm vì nó có thể khiến máu cam chảy ngược vào trong miệng và cổ họng, gây nôn hoặc buồn nôn, thậm chí không thể làm đông máu.
Cách tốt nhất là hãy nhẹ nhàng xỉ mũi để tống hết số máu đã chảy ra ngoài, sau đó mới bóp chặt bên mũi đang chảy máu để ngăn máu tiếp tục chảy ra.
Nhét gạc, bông gòn, khăn giấy vào mũi
Nhiều người thường nhét gạc, bông gòn hay khăn giấy vào mũi để cầm máu. Tuy nhiên, những vật liệu này có thể gián tiếp đưa vi khuẩn vào vết thương đang có trong mũi, khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng,…
Ngoài ra, vụn bông gòn dính lại vào mũi có thể làm kích ứng mũi gây ắt xì và khiến bạn chảy máu nhiều hơn.
Lạm dụng nước muối
Sử dụng nước muối sinh lý xịt hay nhỏ vào mũi giúp làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi gây chảy máu cam.
Tuy nhiên biện pháp chỉ có tác dụng tức thời, về lâu dài nó còn khiến mũi khô hơn. Cách tốt nhất là hãy bù nước cho cơ thể bằng việc uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây,…
Làm gì để phòng tránh chảy máu lại?
Trong vòng 24h sau khi ngưng chảy máu cam, bạn cố gắng không ngoáy mũi, không hắt hơi để tránh bị chảy máu cam trở lại.
Đồng thời, nên tránh đến những nơi có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi vì bụi có thể khiến mũi bị kích ứng. Bạn có thể dùng tăm bông hoặc ngón tay bôi vaseline vào phần trước của vách mũi để làm dịu vùng da này.
Vừa rồi là những cách xử lý chảy máu cam an toàn và hiệu quả bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu tình trạng chảy máu cam diễn ra thường xuyên, liên tục và máu không ngừng chảy sau 20 phút hơn thì hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!