Cách xử lý khi trẻ chảy máu cam không phải phụ huynh nào cũng làm đúng, dễ gây nguy cơ viêm nhiễm niêm mạc mũi hoặc không kịp phát hiện kịp bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích bố mẹ cần lưu ý khi thấy con trẻ bị chảy máu bất thường ở mũi.
1. Nguyên nhân trẻ chảy máu cam
Móc, ngoáy mũi có thể làm trầy niêm mạc gây chảy máu
Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng.
Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 8 tuổi. Tình trạng máu xuất hiện từ bên trong mũi xảy ra khi các mạch máu mũi bị tổn thương, có thể do các nguyên nhân này:
- Niêm mạc trong mũi bị tổn thương nhẹ khi ngoáy mũi, làm trầy xước mũi.
- Va đập trực tiếp vào mũi gây chấn thương mạnh.
- Bệnh do rối loạn đông máu.
- Viêm đường hô hấp.
- Thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt thiếu Vitamin C làm giảm sức đề kháng ở hô hấp.
- Xuất hiện dị vật ở đường thở, khi có máu chảy 1 bên mũi, bên còn lại có mủ.
- Không khí khô, độ ẩm thấp làm niêm mạc khô, giảm độ đàn hồi dễ bị trầy, chảy máu.
- Khối u ở mũi, yếu tố di truyền trong cấu trúc mũi.
- Một số trường hợp không rõ nguyên nhân, đột ngột tự chảy và tự dứt.
2. Xử lý khi trẻ chảy máu cam
Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên phụ huynh thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Xác định bên mũi nào chảy máu
Trẻ thường bị chảy 1 bên mũi
Thông thường trẻ nhỏ chỉ chảy máu cam ở một bên mũi, nhưng do sợ hãi hoặc ngứa ngáy mà trẻ có phản ứng dụi, quẹt mũi khiến mẹ khó nhận biết. Việc xác định chảy máu ở bên mũi nào sẽ giúp việc xử lý được đúng cách hơn, không tổn hại bên mũi lành lặn.
Vì thế khi thấy con trẻ bị chảy máu cam, mẹ nên bình tĩnh đừng cho con dịu mũi mà hãy dùng khăn ướt lau nhẹ cho sạch máu bên ngoài. Sau đó hãy đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra, mẹ sẽ nhận ra bên mũi nào chảy máu.
Đồng thời, tư thế hơi cúi đầu này cũng khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, mùi vị máu có thể gây nôn ói.
Bước 2: Cầm máu
Khi đã biết bên mũi bị chảy máu, mẹ nhẹ nhàng dùng ngón tay đè lên cánh mũi của bên đó rồi hơi ngửa đầu con lên một chút, lưu ý chỉ hơi ngửa thôi. Giữ tư thế này trong khoảng 5 – 10 phút để máu ngừng chảy.
Lưu ý, không bóp phần xương sống mũi hay ấn xuống cánh mũi vì có thẻ làm con bị đau và khiến tổn thương bên trong mũi nặng hơn. Việc đè nhẹ giúp hình thành cục máu đông ngăn cản máu chảy vì thế mẹ không nên thả tay ra quá sớm hoặc đè rồi thả nhiều lần.
Lau sạch và cầm máu trong 5-10 phút
Bước 3: Chăm sóc sau chảy máu cam
Sau khi máu ngững chảy, bố mẹ hãy để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu máu cam vẫn tiếp tục chảy thì đặt trẻ nằm nghiêng cho máu cam chảy ra ngoài, không để chảy xuống cổ họng khi nằm ngửa.
Không được để trẻ nuốt máu này vì rất có thể sẽ gây ngộ độc, nôn mửa, đau bụng. Nếu sau 10-15 phút, máu vẫn không ngừng chảy thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lí kịp thời.
3. Lưu ý không nên làm khi trẻ chảy máu cam
Để xử lý khi trẻ chảy máu cam, nhiều phụ huynh vì quá hoảng hoặc chỉ quen áp dụng những cách dân gian không đúng, dễ khiến máu chảy mạnh hơn hoặc viêm nhiễm. Theo đó khi thấy con chảy máu mũi thì không nên:
Nhét giấy, bông băng vào mũi
Khi thấy trẻ chảy máu cam, đa số bố mẹ nghĩ ngay tới việc nhét bông, giấy ăn vào mũi vì nghĩ rằng việc làm này sẽ giúp cầm máu. Tuy nhiên đây là biện pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng.
Giấy cứng có thể khiến niêm mạc mũi trẻ vốn nhạy cảm vị thương tổn nặng, trẻ không kiểm soát được hít phải lông bông băng sâu vào mũi.
Chưa kể đến những vật liệu giấy, bông thông thường khi lấy ra gấp gáp đều không đảm bảo tiệt trùng, không sạch có thể gây ra viêm nhiễm nặng hơn.
Ngửa đầu ra phía sau
Không nên ngửa quá sâu ra sau, dễ làm máu chảy ngược vào cổ họng
Đây cũng là cách “cấp cứu” khổ biến và làm trong gấp gáp, hoảng loạn. Thực tế như đã nói ở trên, nếu máu đang chảy và ngửa đầu ra phía sau thì máu có nguy cơ chảy ngược vào cuống họng, gây nôn ói, thậm chí ngộ độc.
Dùng nước muối rửa mũi thường xuyên
Nước muối sinh lý được dùng để rửa mũi cho trẻ, nhưng thực tế không nên lạm dụng trong trường hợp này. Nhỏ nhiều nước muối có thể khiến niêm mạc mũi sau đó bị khô nhanh và nhiều hơn, dễ trầy, rách gây chảy máu nhiều lần.
4. Khi nào chảy máu cam nguy hiểm?
Chảy máu cam là một phản ứng thường gặp ở trẻ để đáp ứng lại các kích thích từ điều kiện sống. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan khi:
- Trẻ bị chảy máu liên tục và không thể cầm máu sau hơn 7-10 phút bóp mũi.
- Bị chảy máu cam nhiều lần lặp đi lặp lại không rõ nguyên nhân.
- Chảy máu mũi đi kèm theo xuất hiện các vết tím bầm dập trên cơ thể hoặc chảy máu đồng thời ở khu vực khác như trong phân, nước tiểu…
- Trẻ đang mắc và được điều trị các bệnh lý ảnh hưởng tới chức năng đông máu như bệnh gan, thận, hemophilia…
- Chảy máu cam kèm theo tim đập nhanh, khó thở hoặc khạc hay nôn ra máu.
Để xử lý khi trẻ chảy máu cam, phụ huynh nên bình tĩnh và áp dụng trình tự các bước. Trong cuộc sống hàng ngày cũng nên cho con ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và giữ vệ sinh sạch sẽ để hạn chế các nguyên nhân gây ra chảy máu cam.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!