Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ xảy ra khá phổ biến nhưng cũng không ít các bậc cha mẹ phải đứng ngồi không yên. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu kéo dài dễ khiến trẻ bị gầy yếu do thiếu chất. Đây cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý của một số căn bệnh nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về hiện tượng này và có hướng xử lý phù hợp nhé.
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ là do đâu?
Đa số những dấu hiệu nôn trớ đều không phải dấu hiệu bệnh lý. Vì vậy, mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ:
Bé bị nhiễm trùng dạ dày
Ở giai đoạn này, bé thường bị nhiễm trùng dạ dày ruột. Nguyên nhân có thể là do ăn phải những thực phẩm nhiễm khuẩn hay chứa những thành phần dễ gây dị ứng,… Điều này sẽ gây ra hiện tượng trẻ nhỏ bị biếng ăn, sốt, đau bụng và hay nôn trớ.
Trẻ bị dị dạng đường tiêu hóa bẩm sinh
Một số trẻ ngay từ khi sinh ra hệ tiêu hóa vốn đã bị khiếm khuyết. Một số dị dạng thường gặp như: phình đại tràng, teo thực quản,… cũng dẫn đến tình trạng trẻ hay bị nôn trớ khi ăn thức ăn.
Trẻ hay bị nôn trớ khi ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dị ứng thức ăn
Với những trẻ nhỏ bị dị ứng các thực phẩm như: hải sản, đậu phộng,… mẹ nên để ý tới bé nhiều hơn. Đặc biệt tránh sử dụng những thực phẩm này trong bữa ăn của trẻ.
Những vấn đề liên quan đến thần kinh và não bộ
Khi mẹ thấy bé có những dấu hiệu như: sốt cao liên tục, ngủ mê sảng, vừa ăn đã bị nôn ngay, cơ thể xanh xao,… Đó có thể là triệu chứng của chấn thương não hay xuất hiện các khối u bên trong.
Tắc ruột
Đây là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhưng hết sức nguy hiểm. Trẻ bị tắc ruột thường xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn trớ, vã mồ hôi,…
Các dấu hiệu cảnh báo khi trẻ bị nôn trớ cần đưa đi khám bác sĩ ngay
Khi chăm sóc cho trẻ, nếu thấy trẻ bị nôn mà có những dấu hiệu sau thì cần đưa ngay bé tới gặp bác sĩ ngay:
– Trong chất dịch nôn máu hoặc màu xanh.
– Trẻ bị nôn ói nhiều liên tục và thường xuyên kéo dài hơn 24 giờ.
Khi bé bị nôn kéo dài kèm theo sốt cao nên đưa bé đến ngay bác sĩ
– Xuất hiện những dấu hiệu mất nước nặng: miệng bị khô, nước mắt không chảy khi khóc, không đi tiểu từ 6 đến 8 tiếng,…
– Trẻ đi cầu ra máu.
– Ở vùng bụng bị đau nhiều, trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C.
– Trẻ tự dưng quấy khóc bất thường. Nếu để ý quan sát kỹ mẹ sẽ thấy bé có biểu hiện ngủ li bì, lừ đừ.
Mẹ cần làm gì khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ?
Khi thấy bé thường xuyên bị nôn trớ mà chưa rõ nguyên nhân. Mẹ nên thử áp dụng một số nguyên tắc chăm sóc trẻ nhỏ sau:
Chú ý quan sát dấu hiệu mất nước ở trẻ
Nôn mửa có thể khiến cơ thể bé bị mất nước và suy yếu. Khi trẻ bị mất nước nhẹ sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước, môi sẽ bị khô hơn bình thường. Lúc này, mẹ chưa cần cho bé đi khám ngay. Tuy nhiên cần quan sát thêm một số dấu hiệu để phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường ở trẻ.
Những dấu hiệu mất nước nặng ở trẻ:
– Giảm số lần đi tiểu, không đi vệ sinh trong nhiều giờ
– Chân tay lạnh
– Môi bị nẻ và khô nhiều
Khi có những dấu hiệu kể trên, bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để tư vấn và điều trị.
Cho trẻ bù dịch bằng nước uống hoặc nước trái cây
Khi bé bị nôn ói, cha mẹ có thể cho bé bù nước bằng dung dịch Oresol giúp bổ sung các chất điện giải đã bị mất đi. Cho trẻ uống theo từng ngụm nhỏ, thật chậm rãi. Hoặc mẹ nên cho bé uống thêm nước trái cây, nước gạo,…
Mẹ có thể cho bé uống nước Oresol để bù dịch.
Chia nhỏ từng bữa ăn cho trẻ
Để dạ dày của bé hoạt động hiệu quả hơn, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Cứ cách khoảng 3 giờ mỗi bữa. Một số thực phẩm tốt nên thêm vào thực đơn cho bé lúc này như: súp, khoai tây nghiền, canh rau củ,…
Khi bé ăn thường hay bị nôn, mẹ nên tránh những loại rau củ có nhiều chất xơ vì chúng khiến trẻ khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, cũng cần tránh những thức ăn nhiều đường như: kem, bánh kẹo ngọt,…
Mẹ không nên cố ép trẻ ăn nhiều nếu thấy trẻ không muốn ăn và có dấu hiệu buồn nôn. Tốt nhất nên khuyến khích trẻ uống nước bù dịch Oresol.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc xử lý sao khi con thường xuyên bị nôn trớ. Chúc những người mẹ thông thái cùng con yêu luôn khỏe mạnh và vui vẻ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!