Chảy máu cam khi mang thai 3 tháng đầu không quá nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi nhưng lại gây ra những khó chịu thường ngày. Theo các chuyên gia sản khoa, mức độ chảy máu cam sẽ tăng lên gấp đôi khi phụ nữ mang thai. Điều này có nghĩa là dù bạn chưa bao giờ bị chảy máu cam trước đó thì khi có bầu bạn vẫn hoàn toàn gặp phải sự khó chịu này. Những gợi ý hữu hiệu dưới đây sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này
- Điều gì gây ra tình trạng chảy máu cam khi mang thai 3 tháng đầu?
- Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện tình trạng bị chảy máu cam khi mang thai 3 tháng đầu?
- Khi nào mẹ cần đến bệnh viện?
Nguyên nhân gây chảy máu cam khi mang thai 3 tháng đầu?
Khi mang thai, nồng độ hormone thai kỳ sẽ thay đổi. Đặc biệt là lượng estrogen và progesterone tăng cao khiến việc hoạt động của các mạch máu cũng bị ảnh hưởng. Trong khi estrogen làm cách mạch máu giãn ra thì progesterone làm tăng nguồn cung cấp máu và gây ra áp lực lên các mạch máu rất mỏng trong mũi.
Khi mẹ bầu bị hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, màng nhầy trong mũi sẽ bị sưng lên và khô. Hơn nữa việc hắt hơi có thể khiến áp lực đối với thành mũi tăng hơn nữa. Chính vì vậy mà mẹ bầu rất dễ bị chảy máu mũi sau khi xì mũi, hắt hơi hoặc ho.
Chảy máu cam trong thai kỳ không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát triển của thai nhi cũng như nguy cơ sảy thai. Mặc dù vậy, nếu bạn thấy tình trạng này gia tăng trong các tháng cuối hoặc mẹ bầu bị chảy máu cam quá nhiều lần thì mẹ nên đi khám để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Nếu mẹ bầu bị chảy máu cam quá nhiều lần thì nên đi khám ngay (Ảnh: Vinmec)
Bạn có thể xem:
Cách cải thiện tình trạng bị chảy máu cam khi mang thai 3 tháng đầu
Khi thấy mình bị chảy máu, điều đầu tiên là mẹ bầu cần bình tĩnh. Hãy tự nhủ rằng, máu cam trong thai kỳ không gây ra bất kì nguy hiểm nào. Tiếp đó, mẹ cần điều hòa cách thở của mình và áp dụng ngay những cách dưới đây để giúp mũi của mẹ bầu trở nên dễ chịu hơn.
Cầm máu theo các bước sau
- Bước 1: Bình tĩnh tìm 1 chỗ bằng phẳng để ngồi xuống.
- Bước 2: Hơi cúi đầu về phía trước, dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy máu (nếu chỉ chảy 1 bên và cố định ít nhất 30 giây).
- Bước 3: Dùng khăn giấy, bông sạch thấm phần máu chảy ra, tuyệt đối không đưa sâu vào trong mũi.
Nếu sau 10-15 phút, máu vẫn không ngừng chảy thì hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lí kịp thời.
Khi máu đã ngừng chảy, mẹ bầu có thể đặt một túi đá nhỏ trên mũi để giảm đau và sưng. Tuyệt đối không ngoáy hay xì mũi trong vài giờ sau khi chảy máu cam.
Cách sơ cứu khi chảy máu cam (Ảnh: Vinmec)
Mẹ có thể sử dụng thuốc xịt mũi
Khi máu đã ngừng chảy, nếumẹ bầu cảm thấy khó thở thì có thể nhẹ nhàng xì mũi để loại bỏ những cục máu đông còn sót lại. Một số loại thuốc được xem là an toàn với phụ nữ mang thai hoặc bạn có thể dùng nước muối pha loãng để thông mũi và giúp dễ thở hơn.
Làm ẩm mũi và không gian sống
Hãy thử đặt một máy làm ẩm phun sương trong phòng hoặc không gian sống của bạn để gia tăng độ ẩm trong không khí. Môi trường bên trong mũi bị khô có thể gây ra tình trạng chảy máu cam. Do đó cần giữ ẩm màng mũi bằng cách dùng tăm bông nhẹ nhàng bôi một lớp sáp dưỡng da (như vaseline) mỏng vào trong lỗ mũi 3 lần / ngày, nhất là lúc trước khi đi ngủ.
Ngoài ra mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm nước muối xịt mũi để giúp làm sạch mũi và tăng độ ẩm cho mũi.
Bổ sung vitamin qua thực phẩm và thuốc uống
Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh chảy máu cam cũng như giúp tăng cường mạch máu để mạch máu khỏe mạnh hơn, ít bị tổn thương kể cả khi có tác động mạnh.
Cơ thể cần bổ sung khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày. Tốt nhất là mẹ bầu nên bổ sung vitamin C từ các thực phẩm tự nhiên như cam, quýt, chanh, quất, bưởi, dâu tây, việt quất, ớt chuông, …
Nếu cần bổ sung theo đường uống thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khám thai của mình để được kê liều lượng phù hợp.
Vitamin C giúp ngăn ngừa chảy máu cam hiệu quả (Ảnh: Pexels)
Bạn có thể xem:
Tư thế cúi người
Nếu bạn bị chảy máu cam, hãy hơi nghiêng người về phía trước thay vì ngửa đầu ra sau. Ở tư thế ngồi, áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy thêm. Ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn.
Khi nào mẹ cần đến bệnh viện?
Trước tiên, hãy kiểm tra với bác sĩ khám thai của mẹ bầu rằng tình trạng nghẹt mũi và chảy máu cam mà bạn đang gặp phải không quá nghiêm trọng đối với cuộc sống thai kỳ. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và khiến mẹ bầu bị mất ngủ, kiệt sức, ngáy to quá mức trong khi ngủ thì bạn nên được điều trị càng sớm càng tốt.
Khi tình trạng chảy máu cam trong giai đoạn thai kỳ kéo dài, kèm theo những biến chứng nặng dưới đây thì mẹ bầu phải đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và nhận được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa:
- Máu chảy liên tục không ngừng quá 30 phút
- Lượng máu chảy quá nhiều
- Khó thở khi bị chảy máu cam
- Chảy máu cam sau khi bị chấn thương đầu hay cả khi mẹ chỉ bị chảy máu rất ít.
- Mặt mũi tái nhợt vì chảy máu quá nhiều
- Đau tức vùng ngực
- Chảy máu cam kèm đau đầu, choáng váng, nôn nao kéo dài.
Mặc dù mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng các cách trên để làm giảm thiểu tình trạng máu cam nhưng không có nghĩa là bạn sẽ hạn chế được hoàn toàn điều này. Bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần vì có thể các biểu hiện của máu cam sẽ vẫn xuất hiện trong suốt thai kỳ cho đến bạn sinh con.
Theo whatttoexpect
Nguồn tham khảo: Chảy máu cam trong thai kỳ có nguy hiểm? – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!