Cách chữa căng tức sữa hiệu quả nhất chính là sau khi sanh, mẹ phải canh giờ và cho bé bú trực tiếp một cách thường xuyên cả hai bên bầu ngực, để sữa có thể về và giảm thiểu tình trạng căng sữa.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như trẻ gặp khó khăn với việc ngậm và bú, mẹ không vắt sữa,… Nhưng dù nguyên nhân là gì, sự căng tức và căng sữa có thể gây đau. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thực hiện điều trị ngay tại nhà:
- 5 Cách chữa căng tức sữa sau sinh hiệu quả nhất
5 Cách chữa căng tức sữa sau sinh hiệu quả nhất
Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết “Các mẹ sau sinh rất dễ gặp tình trạng tắc tia sữa. Bầu vú của mẹ căng cứng, nếu kéo dài sẽ xuất hiện những cơn đau nhức đây là biểu hiện thường thấy của tình trạng tắc tia sữa. Bên cạnh đó, khi sờ vào ngực mẹ sẽ cảm thấy có nhiều cục cứng, những cục này khiến sữa tiết ra ít, thậm chí là không tiết ra được và người mẹ bắt đầu phát sốt”.
Sau sinh khoảng 1 tuần, mẹ bỉm sữa sẽ phải trải qua việc căng tức bầu ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực. Đây là hiện tượng bình thường của quá trình tạo sữa cho bé.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ các mẹ bỉm sữa nên nhớ và sử dụng khi có hiện tượng căng tức sữa sau sinh:
Cho bé bú thường xuyên
Sau khi sanh, mẹ phải canh giờ và cho bé bú trực tiếp một cách thường xuyên cả hai bên bầu ngực, để sữa có thể về và giảm thiểu tình trạng căng sữa.
Có nhiều mẹ khi bị căng sữa bé bú đau – nên hạn chế. Đây là một việc sẽ dẫn đến tồi tệ hơn, có thể lúc khởi đầu bé bú đau, nhưng chỉ một khoảng thời gian ngắn thì sẽ bớt đau. Vì vậy mẹ đừng ngại đau mà không cho bé bú.
Cách chữa căng tức sữa sau sinh hiệu quả nhất (Nguồn ảnh: istockphoto)
Nguyên nhân của hiện tượng căng tức bầu vú sau sinh là do lượng sữa về quá nhiều, do đó để giảm bớt tình trạng này, mẹ cần cho bé bú ngay sau sinh và bú thường xuyên, đủ cữ. Đây là cách dễ dàng nhất để giúp các mạch sữa dễ thông và giúp mẹ bớt căng tức.
Các mẹ nên cho con bú đều đặn 2-3 giờ/lần hoặc cho con bú theo nhu cầu của bé từ ngay sau khi sinh để ngăn ngừa cương tức sữa. Mẹ sau sinh bị căng sữa cố gắng cho trẻ bú 10-12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ. Mẹ cố gắng cho trẻ bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia. Không nên giới hạn thời gian trẻ bú. Thỉnh thoảng mẹ nên thay đổi tư thế trẻ bú để làm tăng tiết sữa. Làm những điều trên sẽ giúp mẹ giảm bị căng tức sữa sau sinh.
Bài viết liên quan:
Đắp lá bắp cải ướp lạnh lên ngực
Đây là một cách dân gian các mẹ truyền tay nhau khi bị căng tức sữa sau sinh. Đem hai lá bắp cải ướp lạnh rồi đắp trực tiếp lên bầu ngực từ 5 -10 phút. Mẹ nên khoét một lỗ nhỏ giữa lá bắp cải để đầu ti vào đó, sau đó mặc áo ngực vào cho đỡ đau đầu ti. Thực hiện mỗi lần 20 phút và 3 lần/ngày sẽ giúp chị em bớt căng tức ngực vì sữa.
Dùng máy hút sữa giúp thông tia sữa
Dùng máy hút sữa giúp thông tia sữa (Nguồn ảnh: istockphoto)
Căng tức sữa sau sinh phải làm sao? Nếu sau khi bé bú mà mẹ vẫn còn chảy nhiều sữa và tình trạng căng tức tăng cao, thì giải pháp tiếp theo chính là máy hút sữa, vắt ra lượng sữa thừa để lượng sửa mới sẽ tái tạo. Bởi vì khi sữa không được vắt ra thì sữa cũ đọng lại cùng sữa mới tái tạo sẽ khiến vú mẹ quá tải, có thể làm tắc tuyến sữa.
Nếu không có máy hút sữa, các mẹ có thể sử dụng tay để vắt sữa thừa bỏ đi để thông tắc tia sữa, nhưng cách này hơi đau. Khi vắt sữa mẹ, hãy chú ý nguyên tắc chỉ hút bỏ sữa khi ngực căng tức và hút ở một mức độ vừa phải. Nếu hút hết sữa sẽ giúp kích thích tuyến sữa càng tiết ra sữa là sữa sẽ về nhiều hơn đấy!
Chườm ấm lạnh bằng khăn lạnh và khăn ấm
Đây là cách giảm căng tức sữa sau sinh. Mẹ có thể dùng khăn mát chườm lạnh hai vú giữa các cữ bú hoặc cữ hút sữa cũng giúp làm giảm sưng và đau. Tốt nhất mẹ dùng khăn sữa của con, nhúng trong nước lạnh và áp vào ngực trong khoảng 5 phút mỗi lần. Dùng cách tương tự khi chườm ấm ngực bị căng sữa.
Bài viết liên quan:
Dùng nước nóng lạnh trực tiếp trên bầu ngực
Dùng nước nóng lạnh trực tiếp trên bầu ngực (Nguồn ảnh: istockphoto)
Khi tắm mẹ có thể sử dụng vòi hoa sen và đưa các dòng nước nóng lạnh. Vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực đặc biệt là đầu ti theo chiều từ trên xuống sẽ giảm tình trạng căng tức ngực, các u sữa cũng mềm ra làm ngực mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, mẹ hãy dùng tay để xoa bóp bầu vú để sữa thừa chảy ra theo dòng nước. Cách này sẽ giúp mẹ bớt đau và căng sữa hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Phân biệt tắc tia sữa với áp xe vú sau sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!