Mẹ hãy học cách tăng lượng sữa mẹ với những bí quyết đơn giản và hiệu quả mà theAsianparents Việt Nam chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Có phải mẹ thật sự ít sữa như mình tưởng?
Trước khi cùng tìm hiểu về bí quyết giúp mẹ tăng lượng sữa, chúng ta hãy cùng xem thử, có đúng là mẹ ít sữa như mình nghĩ thật hay không?
Một số mẹ khi thấy bé khóc đòi bú thường xuyên có thể lầm tưởng rằng mình ít sữa, lượng sữa không đủ cho bé. Vì thế mẹ lại càng thêm căng thẳng, lo lắng. Nhưng trên thực tế, có thể sữa mẹ không hề ít như nhiều mẹ nghĩ. Các nguyên nhân chính khiến mẹ tưởng rằng mình ít sữa có thể vì các lý do sau:
Bầu ngực mẹ không tức, không căng
Nếu mẹ thấy bầu vú mình không căng thì điều này có nghĩa là cơ thể mẹ đã điều chỉnh việc sản xuất lượng sữa cho phù hợp với nhu cầu của bé. Do đó, ngực mẹ mới không quá căng hoặc tức.
Bé ngủ trong lúc bú sữa mẹ, rút ti ra bé lại khóc đòi bú tiếp
Đây là một vấn đề phổ biến với bé bú mẹ. Bé ngủ ngay khi mới bú mẹ được một lát. Khi đó mẹ sẽ tưởng bé đã bú no nên rút ti ra. Nhưng sau một lúc bé lại khóc đòi bú. Điều này khiến mẹ tưởng rằng lượng sữa mẹ cho bé bú không đủ nên bé mới thường xuyên khóc như vậy. Trong trường hợp này, mẹ hãy quan sát 2 dấu hiệu từ bé. Nếu bé ngủ và tự nhả ti ra sau một thời gian thích hợp (tùy theo độ tuổi của bé). Điều này nghĩa là bé đã bú no. Ngược lại, nếu bé mới bú được trong khoảng thời gian rất ngắn, bé ngủ và không nhả ti mẹ. Dấu hiệu này chứng tỏ bé vẫn chưa no. Vậy mẹ cần giúp bé tỉnh táo trong khi bú bằng cách sau:
- Dùng khăn lau qua mặt, chân tay để bé tỉnh ngủ và bú tiếp.
- Lấy tay bóp bầu vú để ra sữa. Bé sẽ nuốt sữa đó và bú tiếp. Khi bé dừng, mẹ lại lặp lại. Làm cho đến khi bé đã bú no và tự nhả ti ra.
Mẹ cho bé bú luân phiên giữa 2 bầu vú
Nếu mẹ không cho bé bú hết một bên bầu vú mà lại luân phiên liên tục từ bầu này sang bầu kia sẽ khiến bé không thể no lâu. Mẹ đừng quên rằng phần sữa đầu chủ yếu là đường và nước. Chúng chỉ có chức năng giúp bé giải khát. Trong khi đó, phần sữa cuối mới chứa nhiều chất béo giúp bé no thực sự. Do đó, nếu mẹ cho bé bú không đúng cách, bé sẽ đói rất nhanh.
Nguyên nhân thực sự khiến mẹ ít sữa, cần tăng lượng sữa mẹ là gì?
Các nguyên nhân phổ biến khiến mẹ ít sữa, không đủ lượng sữa để đáp ứng nhu cầu của bé thường bao gồm:
- Mẹ cho bé bú để kích sữa mẹ về sau sinh quá muộn.
- Mẹ chưa biết cách cho bé bú (bé ngậm chưa đúng khớp nên không thể mút được trọn vẹn sữa)
- Không cho bé bú thường xuyên (ít hơn 8 lần/ngày) khi mới sinh. Nguyên nhân này chủ yếu xuất phát từ việc bé bú mẹ kết hợp với ăn sữa công thức. Hoặc một số trường hợp bé được uống nước, ăn dặm (dù chưa đến độ tuổi ăn dặm). Do bé quá no nên không thể bú mẹ được nữa.
- Mẹ đi làm và hút sữa mẹ không đủ hoặc để quá 3-4 tiếng mới hút/lần.
- Căng thẳng, lo lắng, nghỉ ngơi không điều độ, chế độ dinh dưỡng không hợp lý của người mẹ.
- Uống thuốc tránh thai loại hoóc môn tổng hợp trong 6 tháng đầu khi mới sinh con.
Bí quyết để tăng lượng sữa cho mẹ
Mẹ cần xem xét các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề sữa mẹ. Một khi mẹ xử lý đúng nguyên nhân của vấn đề thì mẹ hoàn toàn có thể tự tin rằng mình sẽ có đủ sữa cho con bú. Dưới đây là một số cách hiệu quả nhằm giúp mẹ tăng lượng sữa.
- Cho bé bú với tần suất nhiều hơn và lâu hơn (không nên ít hơn 8 lần/ngày). Nếu mẹ phải đi làm, hãy hút sữa mẹ 3 tiếng/lần.
- Kích thích bầu vú bằng cách chườm khăn nóng từ 3-5 phút. Sau đó mát xa bầu vú trước khi cho con bú.
- Tập cho bé bú đúng cách. Quan trọng nhất là phải giúp bé ngậm đúng khớp vú.
- Không nên đút sữa công thức, nước hoặc thức ăn dặm cho bé nếu bé chưa sẵn sàng đến tuổi ăn dặm.
- Thư giãn, nghỉ ngơi điều độ. Khi thấy thực sự thoải mái hãy cho con bú.
- Uống nhiều nước ấm và trà gừng.
- Có thể vừa cho bé bú vừa hút sữa mẹ cùng một lúc để kích thích sữa ra nhiều hơn. Cách này sẽ hiệu quả hơn so với việc đợi bé ngủ rồi mới hút sữa. Tuy vậy, chỉ nên dùng phương pháp này khi cơ thể mẹ đã tạo ra một lượng sữa nhất định, thường là 1 tháng sau khi sinh.
Tăng số lần và thời gian hút sữa mẹ. Không để thời gian hút quá 3 tiếng/lần.
Theo theAsianparents Thái Lan
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!