Cân nặng thai nhi theo tuần là tiêu chuẩn giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của em bé trong bụng. Phải làm sao khi thai nhi quá cân hay nhẹ cân? Mẹ cần tránh những sai lầm nào để giúp thai tăng cân đúng chuẩn? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm được các kiến thức
- Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
- Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO năm 2021
- Làm gì khi kích thước thai nhi thấp hơn hoặc vượt chuẩn
Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một bảng cân nặng thai nhi theo tuần đơn giản dành cho mẹ mang thai từ tuần thứ 8 tới khi sinh.
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
- Di truyền: yếu tố di truyền có thể quyết định đến hơn 20% dáng vóc của trẻ
- Tuổi của mẹ: nếu mẹ mang thai trong độ tuổi 20 – 30 tuổi, sức khỏe ổn định, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Mang đơn hay đa thai: Số lượng thai là một trong những yếu tố tác động đến cân nặng và chiều dài của mỗi bào thai.
- Chế độ dinh dưỡng thai kỳ: Nếu thai phụ có chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng thì thai nhi sẽ nhẹ hơn tiêu chuẩn.
- Dị tật bẩm sinh: bất cứ bộ phận nào của có thể bị dị tật sẽ khiến cân nặng bị ảnh hưởng, thường là nhỏ hơn so với chỉ số tiêu chuẩn trong bảng.
- Bánh nhau hoặc dây rốn bất thường: ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu, dinh dưỡng cho thai nhi
(Nguồn ảnh: iStock)
Bài viết liên quan
Mẹ nhớ tham khảo Chuẩn Tăng Cân Nặng Trẻ Sơ Sinh này
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO năm 2021
Thai nhi phát triển rất nhanh trong bụng mẹ. Mẹ sẽ thấy bụng mình to lên từng ngày vì bé đang lớn dần trong tử cung. Các mẹ hãy tham khảo bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện
Sau đây là bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế từ WHO:
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần cho mẹ tham khảo
Từ tuần thứ 20, em bé sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Đây cũng là thời điểm mà kích thước và cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều và tăng tốc nhanh từ tuần thứ 30 trở đi.
Trước 20 tuần tuổi, chiều dài của thai nhi sẽ được đo từ đầu đến mông (còn gọi là chiều dài đầu mông, ký hiệu trên màn hình máy siêu âm là CRL: Crown-Rump Length) do em bé thường nằm cuộn tròn trong bụng mẹ ở giai đoạn này.
Tuy nhiên, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi cũng chỉ là chỉ số để mẹ bầu tham khảo, không phải là khuôn mẫu bắt buộc cho mọi thai nhi. Mẹ bầu không nên coi đó là mục tiêu cần phải đạt được bằng mọi giá.
Từ những tháng đầu thai kỳ, bé cưng mới chỉ là một bào thai bé xíu, chiều cao và cân nặng của mỗi bé đã có sự khác nhau. Vì vậy, dù bé có lớn hơn hay nhỏ hơn so với tiêu chuẩn một chút thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé! Tiêu chuẩn cân nặng thai nhi cũng chỉ là một chỉ số tham khảo và có sự khác nhau tùy theo nhiều yếu tố.
Làm gì khi kích thước thai nhi thấp hơn hoặc vượt chuẩn?
Thai nhi thiếu cân
Các mẹ bầu thường hay lo lắng khi chỉ số cân nặng thai nhi lệch chuẩn, đặc biệt là khi cân nặng của thai nhi nhẹ hơn so với các chỉ số thai nhi chuẩn về cân nặng.
Nguyên nhân thai nhi bị nhẹ cân là do chế ăn uống của người mẹ khi mang bầu. Mẹ bầu không được bổ sung dinh dưỡng đúng mức, ăn lệch dinh dưỡng trong khẩu phần hàng ngày.
Bên cạnh đó, mẹ tẩm bổ thường xuyên nhưng thiếu khoa học sẽ làm thai nhi không hấp thụ được và không tăng cân.
Trong suốt quá trình mang thai, thai nhi được cung cấp chất dinh dưỡng từ ba nguồn: khẩu phần ăn của người mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai.
Vì vậy, việc người mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu ăn uống một cách thiếu khoa học hoặc ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân.
Dinh dưỡng thai kỳ không phải cứ ăn nhiều là đúng (Nguồn ảnh: iStock)
Bạn có thể chưa biết:
Gợi ý chế độ ăn uống cho bà bầu theo từng tuần cho thai kỳ khỏe mạnh
Mặt khác thai nhi không hấp thu được cũng sẽ làm cho em bé sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Các chuyên gia sản khoa cho biết, thai nhi nhẹ cân có nguy cơ bị ngạt trong quá trình sinh cao hơn. Sau khi chào đời, sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn các trẻ khác.
Tuy nhiên thai nhi thiếu cân không đáng lo ngại nếu chỉ số lệch không đáng kể.
Thai nhi thừa cân
Theo các chỉ số thai nhi, nếu cân nặng thai nhi vượt chuẩn theo bảng cân nặng thai nhi nhiều, kích thước thai nhi theo tuần lớn hơn bảng chỉ số chuẩn, mẹ bầu cần xem xét lại chế độ ăn hàng ngày. Bạn có ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đường hay không? Bạn có lười vận động khi mang thai không? Nếu có thì thực sự mẹ bầu đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Điều này có ảnh hưởng đến cân nặng của em bé trong bụng mẹ. Thai nhi quá to cũng có thể sẽ khiến người mẹ sinh nở khó khăn hơn. Đây là lý do khiến bác sĩ chỉ định mổ bắt thai để đảm bảo an toàn cho bé.
Ngoài ra, những bà mẹ mắc bệnh mãn tính, thiếu máu cũng nên chú ý. Bên cạnh đó, tình trạng cân nặng thai bất thường cũng xảy ra với mẹ mang bầu đa thai. Mẹ bầu cần thận trọng khi xây dựng thực đơn ăn uống trong thai kỳ. Mục tiêu là tránh tình trạng mẹ ăn nhiều nhưng không vào con.
Theo dõi cân nặng thai nhi đều đặn
Hãy khám thai theo lịch để được bác sĩ thăm khám về cân nặng thai nhi và những chỉ số phát triển của thai nhi. Thai nhi chậm tăng cân hoặc nhiều tuần không tăng cân đều không tốt, mẹ cần phát hiện đúng lúc để có được sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời.
Mẹ cần tuân thủ lịch khám thai (Nguồn ảnh: iStock)
Lưu ý cho mẹ
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc đưa ra lời khuyên cho thai phụ:
- Mẹ bầu nên chú ý đến yếu tố “chất” thay vì “lượng”, không nên ăn cho 2 người.
- Không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít, nên chú ý kiểm soát cân nặng. Mẹ chỉ nên tăng 10-12kg trong suốt thai kỳ
- Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Tâm trạng căng thẳng, stress cũng ảnh hưởng tới cân nặng của mẹ và thai nhi
- Phải duy trì thăm khám thai định kỳ để nắm rõ sự phát triển, cân nặng của thai nhi theo độ tuổi, từ đó kịp thời có thay đổi nếu cần thiết.
Mẹ cần tăng từ 9-12kg trong thai kỳ, gồm cân nặng của thai nhi, nước ối, bánh nhau và cân nặng tăng thêm của mẹ. Số kg cần tăng tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai và chỉ số BMI. Cụ thể:
- BMI dưới 18,5: Mẹ cần tăng từ 12 – 18kg trong cả thai kỳ.
- BMI từ 18.5 – 24.9: Mẹ bầu nên tăng từ 11 – 15kg trong cả thai kỳ.
- BMI từ 25 – 29.9: Mẹ trong nhóm thừa cân, chỉ nên tăng từ 6 – 11kg.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho các mẹ về kiến thức cân nặng thai nhi theo tuần tuổi giúp các bậc làm cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ kịp thời và có những phương pháp chăm sóc, hỗ trợ trẻ tốt nhất trong “giai đoạn vàng” ngày.
Nguồn tham khảo: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!