Theo ý kiến của các bác sĩ phụ khoa, cảm xúc của bà bầu suốt thai kỳ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của bé. Việc bà bầu hay suy nghĩ linh tinh, tâm trạng chán chường, có thể khiến thai lưu trong bụng mẹ. Thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và những lần mang thai sau đó. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Tâm trạng mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi
Các nhà khoa học chứng minh em bé trong bụng có thể cảm nhận được cảm xúc của người mẹ. Nếu mẹ bầu lạc quan, vui vẻ thì em bé trong bụng cũng sẽ khỏe mạnh, phát triển tốt. Ngược lại, mẹ bầu thường xuyên có tâm trạng xấu, tiêu cực sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Tâm lý vui buồn của mẹ đều tác động đến thai nhi
Nhiều người lần đầu mang thai sẽ bị khủng hoảng tâm lý khi mang thai. Hay do thay đổi nội tiết tố nên bà bầu thường nhạy cảm, suy nghĩ lung tung, dễ xúc động và dễ khóc. Nhưng mẹ có thể không ngờ chính cảm xúc của mình sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh có sự liên quan giữa tâm lý hay cảm xúc của người mẹ với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Nếu mẹ bầu căng thẳng, lo lắng, tinh thần không thoải mái thì quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi cũng không thuận lợi, khiến con không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, nhất là phát triển trí não, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ bầu tâm trạng không tốt còn có khả năng ảnh hưởng lên khả năng ngôn ngữ và tính cách của trẻ, trẻ có nguy cơ tăng động cao. Không những vậy, một số trường hợp mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai còn có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, thai nhi phát triển không tốt.
Cảm xúc của bà bầu có thể khiến thai lưu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Khi tâm trạng mẹ bầu không ổn định trong thời thời gian mang thai, em bé có thể gặp biến chứng nguy hiểm như:
– Thai lưu: Là em bé chết trước khi sinh, sau tuần thứ 20 và lưu ở tử cung của mẹ. Vì khi mẹ bầu tâm trạng thất thường khi mang thai, thường xuyên lo lắng, căng thẳng… sẽ tác động đến hormone của mẹ bầu. Từ đó khiến mạch máu đi tới tử cung thông qua dây rốn bị co thắt lại. Đây là nguyên nhân làm giảm lượng oxy đưa tới thai nhi, gây nguy cơ thai nhi không nhận đủ lượng oxy cần thiết và chết trong bụng mẹ.
Tâm trạng bất ổn, dễ xúc động, căng thẳng quá mức có thể dẫn đến thai lưu, sảy thai
– Nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh: Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, vòm miệng và hàm trên của thai nhi sẽ bắt đầu hình thành. Lúc này, cảm xúc của mẹ bầu bất ổn thường xuyên có thể khiến trẻ gặp dị tật sứt môi, hở hàm ếch sau sinh.
– Việc bất ổn trong tâm lý người phụ nữ khi mang thai vào 3 tháng cuối còn có thể làm thay đổi tính cách, hành vi của trẻ khi chào đời. Cụ thể, mẹ thường xuyên khóc, bị trầm cảm, sợ hãi… khiến máu lưu thông kém. Từ đó, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Khiến bé thiếu cân, chậm phát triển, kém thông minh.
Như vậy, tâm trạng mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều đúng không nào. Đó là lý do mà mẹ bầu cần điều chỉnh trạng thái tinh thần, giữ cảm xúc ổn định, vui tươi mỗi ngày.
Một số cách điều chỉnh cảm xúc của bà bầu
Viết nhật ký (blog)
Thói quen này sẽ giúp bạn cảm nhận rõ ràng niềm hạnh phúc khi sắp được làm mẹ. Cũng như ghi dấu những khoảnh khắc không thể nào quên của hai mẹ con. Bạn cũng có thể khuyến khích ông xã cùng tham gia.
Hãy nghĩ đến niềm hạnh phúc khi được làm mẹ để tâm trạng vui vẻ, lạc quan hơn
Đi dạo
Không khí trong lành, mát mẻ sẽ khiến tinh thần của mẹ bầu vui vẻ và yêu đời hơn. Vừa dạo bộ vừa trò chuyện là cách giúp mẹ giảm stress và tăng cường oxy nuôi dưỡng bé.
Tắm thư giãn
Một số loại dầu tắm có chiết xuất từ dưỡng chất thiên nhiên giúp tâm lý người phụ nữ khi mang thai thư giãn hơn là oải hương, hoa hồng, cam, chanh… Hãy lưu ý tắm nước có độ ấm vừa phải (không quá lạnh hoặc quá nóng) nhé!
Xem phim hài hoặc đọc truyện cười
Những hoạt động thư giãn này sẽ mang đến tâm trạng vui vẻ cho bạn một cách tự nhiên nhất.
Bạn cũng có thể đọc sách để thư thái tinh thần
Tập thể dục
Mẹ bầu nên duy trì thói quen tập thể dục hoặc bộ môn yoga dành riêng cho bà bầu. Điều này giúp tăng độ dẻo dai, khỏe mạnh cho cơ thể mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Nhiều động tác yoga giúp chị em giải tỏa tinh thần và cơ thể khỏe mạnh hơn
Đi shopping
Sắm sửa đồ chơi, quần áo chuẩn bị cho bé chào đời cũng là hoạt động giúp cảm xúc của bà bầu thư giãn hơn.
Không làm việc quá sức
Hãy phân bổ hợp lý thời gian, khối lượng công việc để dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Tránh tình trạng làm việc quá sức, mệt mỏi, stress. Những lúc căng thẳng, hãy thử hít một hơi dài rồi thở ra thật chậm rãi. Cách này giúp bạn thư thái, lấy lại bình tĩnh và em bé trong bụng cũng được cung cấp nhiều oxy hơn.
Làm đẹp
Đây cũng là cách giúp cảm xúc của bà bầu tốt hơn. Vì nhiều bà bầu căng thẳng, buồn phiền là vì cơ thể xấu đi do mang thai.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam: Để điều chỉnh cảm xúc khi mang thai theo hướng tích cực, mẹ bầu cần nhìn nhận vấn đề theo hướng tốt hơn, trò chuyện nhiều hơn, làm những việc bản thân yêu thích khiến cơ thể cảm thấy thoải mái. Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập các bài tập thể dục phù hợp, tham gia các câu lạc bộ , tận hưởng cuộc sống để giúp tâm trạng vui vẻ hơn, góp phần tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh.
Tâm lý bà bầu khi mang thai sẽ có nhiều biến đổi theo từng giai đoạn. Điều này tác động không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất, nghỉ ngơi điều độ và giải trí thường xuyên, lạc quan, vui vẻ để con chào đời khỏe mạnh, thông minh. Tránh cảm xúc của bà bầu bị tiêu cực quá mức, tác động xấu đến em bé nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!