Bà bầu bị ho là một tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân có thể liên quan đến bệnh lý đường hô hấp hoặc triệu chứng do vùng hầu họng bị kích thích. Liệu việc bà bầu bị ho trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé hay không?
Các nguyên nhân khiến bà bầu bị ho
Viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn
Sự tấn công của vi khuẩn khiến cho đường hô hấp bị viêm nhiễm dẫn đến viên họng, viêm phổi… Thông thường, bị ho do viêm đường hô hấp sẽ kèm theo sốt, có đờm đục.
Viêm long đường hô hấp trên do nhiễm siêu vi (vi rút)
Nếu mẹ bầu bị nhiễm vi rút, cơ thể sẽ có triệu chứng ho, sổ mũi, đau đầu, sốt.
Dị ứng, bị kích thích tại vùng hầu họng
Những tác nhân ngoài môi trường như khói bụi, lông thú cưng, mùi lạ… có khả năng kích thích vùng hầu họng gây ho. Một số người nếu có tiền sử dị ứng với các loài hoa cũng có khả năng bị ho nếu tiếp xúc gần.
Bà bầu bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau
Tại sao bà bầu hay bị ho?
Tình trạng bà bầu bị ho xảy ra phổ biến do sức đề kháng suy giảm. Sự thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai tạo điều kiện cho vi rút và vi khuẩn xâm nhập. So với các phụ nữ khác, bà bầu cũng nhạy cảm với thời tiết hơn. Trong các giai đoạn giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột và sự xuất hiện của gió lạnh khiến bà bầu bị ho. Bên cạnh đó, khi mang thai, tử cung tạo áp lực lên ổ bụng nên gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Đây cũng là lý do vì sao bà bầu thường hay bị ho.
Bà bầu bị ho ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Tình trạng ho khiến vùng ngực bị co thắt, gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu. Từ đó, bà bầu sẽ bỏ ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể và làm thai nhi chậm phát triển. Nếu ho liên tục, ho mạnh và kéo dài có nguy cơ dẫn đến cơn go tử cung, gây động thai và thậm chí sinh non.
Các bà bầu bị ho cần chú ý, ho là một dấu hiệu cảnh báo sự nhiễm trùng cơ thể. Vì vậy, các mẹ nên tìm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý, tránh việc để lâu khiến tình trạng ngày càng nặng và nguy hiểm.
Sức khỏe của bà bầu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Những điều cần lưu ý đối với bà bầu bị ho
Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết
Chế độ ăn của bà bầu cần được bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, nho và những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như hành, tỏi, sả, gừng, nghệ. Ngoài ra, các mẹ cũng nên uống nhiều nước và hạn chế ăn thực phẩm lạnh, thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ.
Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Trong những tháng thai kỳ, bà bầu nên sắp xếp thời khóa biểu sinh hoạt sao cho hợp lý. Mỗi ngày, bạn nên ngủ đủ giấc, vận động điều độ và nhẹ nhàng. Các bà bầu nên tránh các hoạt động mạnh, không nên quá gắng sức gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Các bà bầu nên chú ý giữ gìn sức khỏe
Ăn mặc kín đáo, tránh những nơi khói bụi
Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi khiến tình trạng ho kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn. Các mẹ nên giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Khi ra phố, cần ăn mặc kín đáo và che chắn cẩn thận. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh cơ thể, súc họng bằng nước muối sinh lý. Khi tắm, bạn nên tắm nước ấm, tắm nhanh và lau khô để tránh cảm lạnh.
Gặp bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc
Mẹ bầu bị ho tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi phát hiện tình trạng ho kéo dài, kèm các dấu hiệu sốt, có đờm, đau ngực… bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Xem thêm các bài viết:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!