Thai 27 tuần đánh dấu những ngày cuối của tam cá nguyệt thứ 2, đây là cột mốc lớn cho cả mẹ và bé, chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối của thai kì.
Sự phát triển của bé ở tuần thứ 27 thai kỳ
Thai nhi đang lớn bằng một bông cải trắng. Cân nặng thai nhi 27 tuần khoảng 875.4gram và dài khoảng 36.6cm. Đầu của bé phát triển nặng hơn theo thời gian, cùng với tác động của trọng lực, hướng không gian của em bé sẽ bị thay đổi.
Thai nhi tuần 27 đã nặng hơn 875gram
Những sự thay đổi chủ chốt khi thai 27 tuần là:
- Khả năng thính giác của bé ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong thời gian này
- Bé sẽ bắt đầu chu kỳ nấc cục và phản ứng với thức ăn mẹ ăn. Nếu mẹ thử thức ăn cay, có thể cảm thấy bụng co thắt, nhưng đây chỉ là do một cơn nấc cục của bé.
- Bé cũng vừa khám phá ra trò mút ngón tay cái. Hoạt động này hoàn toàn không xấu chút nào vì nó thực sự giúp bé củng cố hoạt động hàm và má của mình.
- Mắt của em bé đang trong quá trình phát triển và võng mạc đang hình thành.
- Mỗi bé có kiểu thức và ngủ riêng của mình, vì vậy mẹ có thể nhận thấy rằng bé đang hoạt động theo một lịch trình, một kiểu mẫu.
- Não của bé tiếp tục hình thành và phát triển.
- Bé sẽ phản ứng rất mạnh với âm thanh và thay đổi nhiệt độ từ môi trường
- Bụng bầu 27 tuần hiện vẫn còn nhiều khoảng trống cho bé xoay trở và đổi tư thế trước khi tử cung trở nên quá chật chội.
Ở giai đoạn này, cơ hội sống sót của bé nếu chẳng may bị sinh non ngày một cao qua từng ngày. Thậm chí bé có thể chẳng cần đến sự trợ giúp hô hấp nếu ra đời vào những ngày này.
Bé còn rất hiếu động nên không dễ nói chắc chắn rằng ta đang nhìn thấy phần nào của bé. Nếu mẹ thắc mắc thai nhi 27 tuần đã quay đầu chưa thì phần lớn là chưa. Giai đoạn này bác sĩ cũng không thể chắc chắn tư thế của bé trong bụng mẹ.
Hình ảnh siêu âm 27 tuần
Triệu chứng mang thai 27 tuần
Thai nhi tuần 27 khiến mẹ sẽ cảm thấy tử cung co thắt đến tận vài phút. Cơn co thắt này không làm đau, nhưng chắc chắn sẽ khiến mẹ cảm thấy không thoải mái. Đây được gọi là các cơn co thắt Braxton-Hicks – chúng chuẩn bị tử cung cho những cơn co thắt thực sự, vì vậy hãy bình tĩnh vượt qua chúng.
Mắt cá chân, bàn chân và bàn tay sẽ có dấu hiệu sưng nhẹ. Điều này xảy ra do một tình trạng gọi là phù nề. Nó thường xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong cơ thể của mẹ do tăng lưu lượng máu và áp lực tử cung.
Mẹ dễ bị phù chân khi bầu 27 tuần
Mẹ vẫn bị viêm, sưng hoặc chảy máu trong lợi. Mặc dù triệu chứng này bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, nó vẫn có thể tiếp tục cho đến sau khi sinh.
Chân của mẹ có thể trở nên bồn chồn và ngứa ngáy một chút – điều này được gọi là hội chứng chân bồn chồn. Nó có thể là do cơ thể mẹ đang thiếu chất sắt.
Mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ, dễ bị ợ nóng và mỗi đêm đi tiểu 2–3 lần do tử cung chèn ép vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên gây kích thích bộ phận này.
Tình trạng ợ nóng vẫn còn tiếp tục. Hãy ăn thức ăn nhẹ và ít cay để ngăn ngừa chứng ợ nóng.
Khó thở và đau ngực tuy là tình trạng thường thấy khi thai 27 tuần, nhưng mẹ hãy khám ngay nếu cơn đau trở nặng hoặc khiến mẹ khó chịu. Ngoài ra tình trạng phù mặt, tay, cổ, cổ chân và chân cũng thường gặp. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp khó khăn khi mặc quần áo hoặc nhét chân vào giày do phù, hãy báo với bác sĩ ngay.
Hướng dẫn mẹ chăm sóc cơ thể
Việc được nghỉ ngơi đầy đủ rất quan trọng với mẹ mang thai 27 tuần về sau. Quá sức có thể khiến mẹ vô cùng mệt mỏi, thậm chí là mất ý thức, ngất và bị cao huyết áp. Mẹ cũng nên lưu ý tránh để cơ thể bị nóng quá mức. Nhiệt độ quá cao khiến huyết áp của mẹ tăng đột biến, gây chảy máu mũi hoặc mệt mỏi.
Sự thèm ăn ngày càng tăng khi mẹ bước vào tuần thai này. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh và tránh xa đồ ngọt, mỡ và carbonhydrate.
Hạn chế đồ ăn vặt, cũng như thức ăn quá cay hoặc quá mặn cũng rất quan trọng. Cả mẹ và bé đều rất dễ tăng cân vào tuần thai thứ 27 này. Hãy cố đừng tăng nhiều cân hơn mức khuyến cáo nhé!
Mẹ cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để tăng cường sức khoẻ của nướu. Mẹ hãy đi khám bác sĩ nếu vẫn bị chảy máu chân răng mỗi lần ăn hoặc xỉa răng.
Mẹ bầu 27 tuần nên nhớ chăm sóc răng miệng kỹ càng
Nếu mẹ bầu đang trải qua hội chứng bồn chồn và không ngủ được, hãy thử một số bài tập nhẹ nhàng để làm giảm đau nhức cơ thể.
Danh sách cần làm của mẹ khi thai 27 tuần
Hãy tìm hiểu về việc bảo quản nhau thai nếu quan tâm mẹ nhé
Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thông tin về sữa mẹ.
Siêu âm tuần 27 có gì đặc biệt?
Theo lý thuyết, mẹ sẽ không làm siêu âm tuần 27 nếu không có vấn đề nào cần kiểm tra. Nhưng trong những trường hợp sau, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm cho mẹ:
Mang thai 27 tuần, mẹ có thể gặp các triệu chứng tiền sản giật
- Bé nấc quá mức bình thường
- Thai nhi cử động ít
- Bé đạp quá nhiều hoặc đạp liên tục trong nhiều giờ
- Sưng nề bất thường hoặc có triệu chứng của tiền sản giật
- Bất kì các triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe đặc thù do bệnh sử của mẹ
Mẹ nên hỏi bác sĩ vấn đề gì?
Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu 27 tuần cần làm rõ với bác sĩ các vấn đề sau:
- Phù và chuột rút như thế nào là bình thường, như thế nào là dấu hiệu cảnh báo
- Làm sao để giảm đau lưng
- Cách điều trị trĩ
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!