Thật nhiều điều tuyệt vời đang xảy ra với em bé của bạn ở tuần thứ 29 thai kỳ, bao gồm một bộ não đang phát triển nhanh chóng. Vậy khi thai 29 tuần mẹ nên làm gì để giúp con phát triển khoẻ mạnh? Mẹ hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết:
- Kích thước của bé ở tuần thứ 29 thai kỳ
- Quá trình bé phát triển ở tuần thứ 29 thai kỳ
- Dấu hiệu thay đổi của mẹ
- Lưu ý chăm sóc trong thai kỳ
- Mẹ nên làm gì khi thai 29 tuần?
Kích thước của bé ở tuần thứ 29 thai kỳ
Bé to bằng quả bí đao với chiều dài 38.6cm và cân nặng 1.15kg
Quá trình bé phát triển ở tuần thứ 29 thai kỳ
- Đầu của bé đang phát triển để thích ứng với bộ não của bé, cũng đang phát triển nhanh chóng
- Nếu bạn đang có một cậu bé, tinh hoàn của bé đang di chuyển từ vị trí gần thận xuống qua háng. Nếu bạn đang có một cô gái, âm vật của cô ấy khá nổi, vì môi âm đạo của bé vẫn còn nhỏ và chưa che được
- Cơ bắp và phổi của bé tiếp tục trưởng thành
- Thính giác của bé đã được cải thiện rất nhiều
- Em bé của bạn bắt đầu tạo thêm máu để sử dụng riêng.
Dấu hiệu thay đổi của mẹ
Ảnh siêu âm thai 29 tuần
- Những cú đá của bé có thể làm bạn khó thở, và thậm chí gây ra cơn đau nặng và vô tình són tiểu;
- Khi bé sử dụng hầu hết các chất dinh dưỡng, bạn có thể cảm thấy như mình lại cần ăn ngay sau bữa ăn. Nhưng cố gắng chống lại sự cám dỗ này và tin rằng em bé của bạn đang nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết;
- Khi hóc-môn của bạn tiếp tục dao động, bạn sẽ bị nổi mẩn da, cảm thấy khô và ngứa dữ dội. Cố gắng không gãi và liên tục giữ ẩm;
- Bạn có thể gặp sự thay đổi tâm trạng và có thể cảm thấy mệt mỏi do bạn tăng cân;
- Móng tay móng chân mọc dài nhanh hơn do sự thay đổi hóc môn;
- Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp, và có thể gây ra những triệu chứng đi kèm như đau bụng, đầy hơi và phân rắn. Mẹ nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống thật nhiều nước;
- Suy giãn tĩnh mạch có thể hình thành trên hai chân, và cũng bình thường suốt thai kì. Mẹ có thể sử dụng tất chân y tế để hạn chế triệu chứng và phòng ngừa biến chứng theo lời khuyên của bác sĩ;
- Tâm trạng hay thay đổi;
- Đau bụng;
- Khó thở do kích thước của tử cung. Mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi ngay khi có thể, nếu mẹ bị khó thở nhiều, hãy thông báo cho bác sĩ;
- Mẹ cũng hay bị đau nửa đầu, mẹ có thể giảm đau bằng cách nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh và tắt đèn, cũng như chườm lạnh lên cổ hoặc trán.
Lưu ý chăm sóc trong thai kỳ
Lượng sắt của bạn có thể giảm xuống. Vì vậy, hãy uống trung bình 30 mg mỗi ngày từ vitamin cho phụ nữ mang thai hoặc các nguồn thực phẩm.
Nằm nghiêng (thường là bên trái của bạn là tốt nhất) để làm cho bản thân và bé thoải mái và để cải thiện lưu thông máu.
Mẹ nên làm gì khi thai 29 tuần?
Điều quan trọng nhất là có chế độ ăn cân bằng và lành mạnh. Em bé đang lớn dần, vì vậy, khoảng 250 miligram canxi từ chế độ ăn của mẹ sẽ được nạp vào hệ xương đang phát triển của bé, bé cũng cần canxi để phát triển dây thần kinh, hệ cơ, trái tim và răng. Nếu mẹ không nạp đủ canxi, bé sẽ lấy canxi từ xương của mẹ, gây hậu quả là tăng huyết áp và nhẹ cân lúc sinh. Hãy ăn những thức ăn giàu canxi như sữa chua ít béo, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành, đậu hũ, cá mòi, quả sung khô, bông cải xanh. Bên cạnh đó, mẹ hãy uống thật nhiều nước, đây là điều thiết yếu. Những bài tập vừa phải như đi bộ hoặc bơi khoảng 30 phút sẽ kích thích hoạt động của ruột.
Do sự phát triển nhanh khi thai 29 tuần, hãy đảm bảo mẹ nạp đủ dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, Folic, đạm, sắt và canxi. Sắt rất quan trọng trong khi mang thai. Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề phổ biến với các thai phụ, vì vậy mẹ hãy ăn những thức ăn giàu sắt như thịt bò, cá, đậu, đậu lăng và gà tây.
Bắt đầu nghiên cứu về ca đỡ đẻ mà bạn muốn; tốt nhất đặt trước để đảm bảo chỗ của bạn.
Kế hoạch về việc mát-xa sau khi sinh? Tốt nhất là bắt đầu tìm kiếm các gói mát xa tốt nhất và đặt trước. Bạn muốn đảm bảo rằng bạn đang chăm sóc bản thân khi con bạn chào đời.
Trong một số trường hợp, tĩnh mạch có thể bắt đầu hình thành trên chân của bạn. Sử dụng vớ nén và nâng cao chân để giảm thiểu tình trạng này.
Nếu mẹ bị chảy máu ở bất kì giai đoạn nào trong thai thì, hãy đến bệnh viện ngay, cũng như hỏi bác sĩ về những dấu hiệu của sinh non mẹ cần lưu ý.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!