Những lưu ý khi thai 28 tuần, giai đoạn quan trọng làm nền tảng cho 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó mẹ cần chú trọng đến 5 bí kíp cần ghi nhớ này.
- Chỉ số phát triển của thai 28 tuần
- Các xét nghiệm mẹ cần lưu ý
- Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu cần quan tâm
- Cách chăm sóc mẹ bầu ở tuần thai 28
Những lưu ý khi thai 28 tuần – Các chỉ số phát triển của thai nhi mẹ cần ghi nhớ
Thai nhi 28 tuần tuổi đang lớn chừng một quả dừa, cân nặng trung bình của bé khoảng 1 kg. Từ đầu đến ngón chân, dài tầm 38 cm.
Giai đoạn này, thai nhi đã phát triển một cách tương đối, những cơ quan nội tạng, mô và dây thần kinh bắt đầu phát triển, nhưng bé đã có đầy đủ các hệ cơ quan cần thiết để sống sót ngoài bụng mẹ. Từ đây đến cuối thai kì, em bé bắt đầu nhận biết những âm thanh và giọng nói thân quen.
Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển và hoàn thiện một cách nhanh chóng. Mẹ có thể tham khảo bảng theo dõi dưới đây để biết em bé của mình có đạt chuẩn hay không.
Các xét nghiệm mẹ cần lưu ý khi thai 28 tuần
Càng gần cuối thai kỳ cũng là lúc cơ thể và tinh thần của bạn đang chuẩn bị sinh con. Thế nhưng các tai biến sản khoa rất hay xảy ra khi sinh và trong lúc chuyển dạ.
Vì thế, nắm được lịch khám thai, đặc biệt từ tuần 28 trở đi, sẽ giúp đảm bảo sự an toàn của bạn và em bé sắp ra đời.
- Xét nghiệm máu. Nhằm phát hiện rối loạn dung nạp đường, đái tháo đường thai kỳ
- Xét nghiệm nước tiểu để xem bạn có bị nhiễm trùng tiểu hay không
- Từ tuần tuổi 28 đến 34 sẽ tiến hành siêu âm Doppler màu để đánh giá sức khỏe của bé trong bụng mẹ
- Thời điểm lý tưởng để sàng lọc các dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng
- Kiểm tra tần suất nhịp tim thai, kiểm tra hoạt động của dây rốn có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho bé hay không
- Tiêm phòng uốn ván dành cho mẹ bầu mang thai lần đầu tiên
Những lưu ý khi thai 28 tuần – Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm
Ngoài quy tắc ăn đủ nhóm chất, đa dạng hóa thực phẩm, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ở giai đoạn này cần bổ sung nhiều hơn vitamin C, protein và acid folic vì nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để bé tiếp tục phát triển những tuần kế tiếp cho đến khi ra đời.
Vitamin C giúp mẹ hấp thụ sắt tốt hơn
Đối với phụ nữ khi mang thai thì nhu cầu sắt sẽ tăng cao nên khẩu phần hàng ngày không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, phụ nữ có thai cần được uống bổ sung viên sắt (30 – 60 mg sắt nguyên tố/ngày) hoặc viên đa vi chất theo quy định của bác sĩ, trong đó lượng vitamin C và chất đạm trong khẩu phần cũng giúp làm tăng khả năng hấp thu sắt.
Rau củ quả giàu vitamin C mẹ nên bổ sung cho thực đơn của mình:
- cam, bưởi
- kiwi
- ớt chuông
- đu đủ
- súp lơ
Tăng cường thực phẩm giàu protein từ động vật và thực vật
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 là thời điểm vàng mẹ mang thai nên bổ sung protein cho cơ thể. Với những mẹ cần thai nhi phát triển cân nặng thật nhanh thì hãy bổ sung 1 hàm lượng khoảng 80-100gram protein 1 ngày.
Các loại thực phẩm giàu protein mẹ nên bổ sung cho thực đơn của mình:
- Quả bơ
- Thịt bò nạc
- Các loại hạt đậu
- Đỗ như đậu đũa, đậu cove
- Cá
- Tảo
- Tôm, cua
- Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, …
Tiếp tục bổ sung acid folic
Lượng khuyến cáo vừa đủ cho mọi phụ nữ trong độ tuổi mang thai là 400 mcg/ngày. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 mẹ bầu cần 600mcg. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nạp axit folic từ thực phẩm bổ sung.
Các loại thực phẩm giàu acid folic mẹ bầu nên bổ sung cho thực đơn của mình:
- Các loại rau như rau chân vịt, bông cải, rau diếp cá, đậu bắp, măng tây cùng các loại hạt như đậu khô, đậu hà lan hay men, nấm
- Trái cây như chuối, dưa gang, chanh, nước ép cam
- Gan và thận bò
Cách chăm sóc mẹ bầu vào tuần thai này để mẹ khỏe thai nhi phát triển tốt
Tuần thứ 28 của thai kỳ là một trong những mốc quan trọng. Một số mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn hơn nhưng hầu như các mẹ bắt đầu có cảm giác nặng nề và mệt mỏi.
Để cơ thể luôn tràn đầy sức sống trong thai kỳ cũng như phòng tránh được các biến chứng, từ tuần thai này mẹ nên:
- Theo dõi cử động đạp của bé trong những khoảng thời gian nhất định mỗi ngày
- Để ngăn ngừa táo bón, ợ nóng mẹ hãy ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên
- Tránh ngồi hoặc đứng lâu
- Ngâm chân bằng thảo dược hoặc với chút nước ấm, chanh, muối trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn
- Tư thế nằm nghiêng bên trái luôn luôn tốt cho thai nhi vào tuần thai này
Cũng trong thời gian này, mẹ cần tiếp tục chuẩn bị kế hoạch tài chính kĩ lưỡng để sẵn sàng về mặt chi phí và tinh thần cho giai đoạn sinh nở và nuôi con sắp tới.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!