Cháo là món ăn quen thuộc, rất phù hợp với các bé khi bước vào độ tuổi ăn dặm. Nhưng cách nấu cháo cho bé theo từng tháng tuổi như thế nào để đảm bảo cân bằng và đủ dinh dưỡng thì nhiều mẹ vẫn còn rất mơ hồ.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ về cách nấu cháo cho bé theo từng tháng tuổi. Cũng như một số công thức nấu món cháo thơm ngon, hấp dẫn cho mẹ tham khảo.
Nắm rõ cách nấu cháo cho bé qua từng tháng tuổi để giúp bé phát triển khỏe mạnh
5 lưu ý quan trọng trong cách nấu cháo cho bé theo từng tháng tuổi
Bắt đầu từ 4 hoặc 6 tháng tuổi ngoài nguồn sữa mẹ thì bé cần được ăn dặm để bổ sung các vi chất còn thiếu. Tuy nhiên, bé cần được ăn theo nhu cầu và ở mỗi độ tuổi sẽ cần nguồn dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, mẹ cần lưu ý những điểm sau khi nấu cháo cho bé:
Phải dựa vào nhu cần năng lượng cần bổ sung
Theo đó thì trẻ từ 4-6 tháng tuổi cần 115 Kcalo/kg/ ngày; bé 7-9 tháng cần khoảng 110 Kcalo/kg/ngày; và bé từ 10-12 tháng là 100 Kcalo/kg/ngày.
One years old kid learn to eat papaya fruit
Dựa trên nguồn calo bé cần mà mẹ có thể điều chỉnh số lượng cũng như thành phần nguyên liệu để nấu cháo.
Bên cạnh đó, số bữa ăn trong ngày ở mỗi bé, mỗi thời điểm cũng khác nhau. Trẻ từ 5-12 tháng tuổi trung bình ăn 5 lần/ngày, mỗi bữa ăn cách nhau 4 tiếng. Với những bé háu đói thì nên cho ăn thêm một bữa trước khi đi ngủ.
Đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng
Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm:
+ Đầu tiên là thức ăn chứa tinh bột: ngũ cốc, các loại khoai củ.
+ Tiếp theo là thức ăn chứa chất đạm: Thịt, cá, tôm, cua.
+ Thứ 3 là thức ăn giàu vitamin và muối khoáng: Rau quả.
+ Cuối cùng là thức ăn cung cấp nhiều năng lượng: Dầu, mỡ, lạc, đường, mía.
Nguyên tắc từ ít đến nhiều, loãng đến đặc
Đây là điều mà mẹ phải tuân thủ trong các cách nấu cháo cho bé qua từng tháng tuổi. Mẹ phải tập cho bé ăn cháo dinh dưỡng nhuyễn, kết cấu loãng khi mới bắt đầu ăn dặm. Sau đó mới bắt đầu chuyển từ từ sang dạng đặc.
Bắt đầu cho bé ăn dặm với món cháo được nghiền hoặc xay nhuyễn
Lưu ý khi nêm nếm gia vị
Nếu nêm gia vị vào thức ăn cho bé quá sớm sẽ khiến bé bị lệ thuộc vào hương vị và dần kén ăn. Nếu sử dụng nhiều muối đường có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thận. Sử dụng vị ngọt từ tự nhiên rau củ, thịt để giúp bé ngon miệng hơn.
Nhưng mẹ cũng không nên duy trì chế độ ăn quá nhạt. Đến giai đoạn từ tháng thứ 9 trở đi, mẹ có thể bắt đầu nêm nếm thêm gia vị cho bé.
Cách bảo quản cháo
Nếu mẹ không có nhiều thời gian rảnh muốn nấu một lần để bé ăn nhiều lần trong ngày thì nên trữ nguyên liệu nấu cháo trong tủ đông. Mẹ nên làm sạch, nấu chín và xay nhuyễn chia ra thành nhiều bữa rồi để đông đá.
Mẹ lưu ý là mỗi bé sẽ hấp thụ dinh dưỡng, lượng thức ăn và khẩu vị khác nhau. Bởi vậy, mẹ cần có sự quan sát, chăm sóc kỹ càng để thay đổi thức ăn phù hợp với khẩu vị của bé.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng
Theo khuyến của WHO thì độ tuổi tốt nhất cho bé bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Nhưng thực tếthì tùy nhu cầu mà mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm sớm từ 4-5 tháng.
Khi nấu cháo cho bé mẹ cần điều chỉnh gạo: nước theo tỉ lệ là 1:10 hoặc 1:12. Thành phần nguyên liệu để nấu cháo mẹ nên chọn các loại rau có lá xanh thẫm, chỉ dùng lá. Cùng các loại củ có thể nấu mềm như cà chua, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu…
Một số món mẹ có thể nấu cho bé là: cháo bí đỏ nghiền, cháo khoai lang nghiền trộn sữa công thức, cháo cải ngọt nấu cùng đậu phụ non…
Đồng thời hạn chế sử dụng các loại rau củ có thể gây dị ứng như lúa mì, lúa mạch, đậu nành… Nếu muốn cho bé ăn thì phải nấu riêng từng nguyên liệu sau đó theo dõi phản ứng của bé.
Cách nấu cháo cho bé 7- 8 tháng tuổi
Vào giai đoạn này để bé phát triển chiều cao, trí não nên kết hợp nấu cháo cùng thịt, cá.
Kết hợp với đó là các loại quả mềm, nhiều dinh dưỡng như chuối, đu đủ, lê… Các loại rau củ như bông cải xanh, bí, cà rốt, củ cải đỏ… Lưu ý tất cả nguyên liệu phải được nấu chín và xay nhuyễn cho bé.
Cách nấu cháo cho bé 10 tháng
Không phải ngẫu nhiên mà mẹ cần có sự điều chỉnh cách nấu cháo cho bé theo từng tháng tuổi. Điển hình như giai đoạn này bé đã mọc răng. Nên các món ăn không phải xay nhuyễn, chỉ cần nấu chín mềm.
Với món cháo thịt chỉ cần băm nhỏ, rau củ quả nấu nhừ sau đó nghiền nhỏ cho bé ăn. Một sốmón cháo mẹ có thể nấu thay đổi cho bé là: Cháo thịt heo bí đỏ, cháo thịt heo nấm rơm, cháo cá cà rốt…
Giai đoạn này bé có thể ăn các món cháo dạng hạt vỡ
Ngoài ra ở giai đoạn này bé đã có thể bắt đầu ăn bốc. Mẹ có thể bổ sung một số loại thực phẩm như chuối chín, bánh mì, đậu phụ, bánh quy… để bé tự cầm ăn. Lưu ý là phải cắt nhỏ để bé dễ cầm nắm, tránh bị nghẹn.
Các món cháo ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi
Thời điểm này bé có thể ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng phong phú hơn. Nhưng các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến cáo là mẹ không nên cho bé ăn đậu phộng, các loại tôm, sò… vì có thể gây dị ứng. Riêng sữa bò và mật ong thì chỉ dùng cho bé trên 1 tuổi.
Mẹ nên nấu cho bé 3 bữa/ ngày, mỗi bữa khoảng 200ml cháo kèm thịt, cá, rau và các loại quả nghiền. Mẹ có thể tham khảo một số món cháo như: cháo ếch mồng tơi, cháo cua bí đỏ, cháo lươn, cháo gan cà chua, cháo sườn đậu hà lan…
Đa dạng các loại thực phẩm khi nấu cháo để bé ăn ngon miệng hơn
Trên đây là những thông tin tham khảo, gợi ý cho mẹ về cách nấu cháo cho bé theo từng tháng tuổi. Tùy vào khả năng hấp thụ cũng như sở thích ăn uống của bé mà mẹ có thể điều chỉnh khối lượng, cách nấu cũng như nguyên liệu chế biến giúp bé ăn ngon miệng và đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!