Cách để bụng bầu tụt xuống nhanh chắc chắn là vấn đề rất nhiều mẹ quan tâm hiện nay. Bởi lẽ, khi bụng tụt xuống cũng là lúc con sắp chào đời rồi.
Bước sang tháng thứ 9 của thai kỳ cũng là lúc mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần cho công cuộc vượt cạn có thể diễn ra bất kỳ lúc nào. Tụt bụng là một trong những dấu hiệu dự báo quan trọng mà mẹ cần phải nắm vững.
Phải làm sao khi bụng vẫn “ở trên”? Làm gì để bụng tụt xuống bây giờ? Đương nhiên, vẫn phải đảm bảo con khỏe mạnh và sẵn sàng lâm bồn.
Bản chất & cách để bụng bầu tụt xuống nhanh
Cụm từ “bụng bầu tụt xuống” dùng để miêu tả hiện tượng thai nhi di chuyển xuống vị trí thấp hơn. Thai nhi nằm trong khung chậu của mẹ và sẵn sàng chào đời. Bụng tụt xuống được xem là dấu hiệu báo cho mẹ biết sắp sửa xuất hiện cơn chuyển dạ. Thông thường, bụng sẽ tụt xuống trước ngày mẹ sinh khoảng vài ngày đến 2 tuần.
Tụt bụng là dấu hiệu sắp sinh
Tụt bụng chỉ là một trong các dấu hiệu cho thấy đầu bé đã di chuyển vào vùng xương chậu. Tuy nhiên xương chậu có kích thước khá dài nên trong y khoa được chia làm 3 cấp là đầu, giữa và cuối. Chỉ khi thai nhi di chuyển đến vị trí cuối, có nghĩa là vào bên trong hẳn của xương chậu thì cơ hội mẹ sắp đẻ mới thực sự diễn ra.
Theo các chuyên gia, ở mỗi một mẹ bầu thì bụng bầu tụt sẽ khác nhau. Tùy vào từng cơ địa và tùy vào sinh con đầu hay con thứ.
– Đối với mẹ mang thai con đầu thì sẽ thấy bụng bầu tụt xuống trước ngày dự sinh khoảng 2-4 tuần.
– Đối với mẹ mang thai con thứ 2 trở đi thì bụng bầu sẽ tụt ngay sau khi xuất hiện các cơn chuyển dạ vì vùng xương chậu của mẹ đã trải qua một lần sinh nở nên đã đủ độ co giãn cần thiết.
6 dấu hiệu nhận biết & cách để bụng bầu tụt xuống nhanh
Mặc dù có người mang thai nhiều lần, song dấu hiệu tụt bụng có khi lại không nắm rõ. Hơn nữa, việc nhận biết các dấu hiệu có thể giúp mẹ an toàn hơn.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy bụng có tụt không
– Mẹ có thể quan sát ngực của mình. Nếu ngực còn chạm vào phần trên của bụng, thai nhi vẫn nằm ngoan. Ngược lại, khi ngực không chạm được thì bé nhà mình đã tụt hẳn xuống bên dưới.
– Hình dáng bụng của mẹ sẽ có sự biến đổi. Song song đó, mẹ sẽ cảm thấy phần dưới bụng nặng hơn lúc trước rất nhiều. Do đó, việc đi lại trở nên chậm chạp hơn.
– Buồn tiểu hơn là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết. Bụng bầu tụt xuống nghĩa là thai nhi gần với bàng quang. Áp lực tác động trực tiếp lên bàng quang khiến mẹ buồn tiểu nhiều hơn.
– Trong phần trước của thai kỳ, thai nhi liên tục “tăng tốc” về cân nặng và kích thước. Bụng, sườn, phổi đều bị chèn ép nên các mẹ bầu thường hay khó thở.
– Chứng ợ nóng cũng ít đi. Trong thai kỳ, những cơn ợ nóng là nỗi sợ của các mẹ bầu. Nhưng khi thai nhi tụt xuống, dạ dày mẹ bầu có nhiều không gian hơn. Chứng ợ nóng vì thế mà cũng giảm theo. Mẹ ăn uống sẽ dễ chịu và ngon miệng hơn.
– Bụng tụt xuống sẽ tăng nguy cơ mẹ bị táo bón cuối thai kỳ. Lý do là vì bụng bầu tụt xuống sẽ tăng áp lực lên trực tràng. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, mẹ có nguy cơ bị bệnh trĩ.
Cách để bụng bầu tụt xuống nhanh
Việc không tụt bụng khiến nhiều mẹ hoang mang. Từ đó, khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng nhiều. Người ta thường nói, mẹ hay khóc, lo lắng sẽ khiến con sinh ra âu sầu, ủ rũ. Vậy nên, nếu như đã đến những tháng cuối của thai kỳ, mẹ nên tìm cách để bụng bầu tụt xuống nhanh hơn một chút.
Tập thể dục thể thao
Đây chính là một trong những cách thức cơ bản. Rất nhiều mẹ bầu đã áp dụng và thành công. Việc đi bộ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng độ bền và bụng tụt xuống. Bên cạnh đó, không khí trong lành cũng giúp mẹ hô hấp dễ dàng hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử một số bộ môn như Yoga, tập Kegel và tập điều hòa hít thở. Ở các lớp tiền sản cũng có những bài tập như thế này. Hãy tham gia và gọi cả chồng đi cùng. Bởi nhiều khi, chồng là người ở bên mình khi vượt cạn.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn uống có thể khiến bụng bầu tụt xuống nhanh. Nhưng ít ra, nó giúp mẹ và con khỏe mạnh. Khỏe mạnh để có thể vượt cạn thành công. Do vậy, nếu bụng bầu không tụt xuống, đừng lo lắng.
Mẹ bầu nên bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết
Bạn nên bổ sung những chất cơ thể cần. Tăng cường chất xơ, sắt và canxi nếu cần. Nhiều mẹ bầu cũng tranh thủ cơ hội này để ăn những món mình thích. Bởi lẽ, ít nhất trong 4 tháng tới, mẹ phải hạn chế rất nhiều đấy. Lưu ý về lượng đường trong mỗi bữa ăn nhé.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Cũng theo sự phát triển của con, việc mẹ nghỉ ngơi nhiều có ý nghĩa quan trọng. Khi cơ thể nghỉ ngơi, con cũng sẽ có thời gian để tích lũy chất dinh dưỡng và hấp thu thông qua dây rốn của mẹ.
Tránh vận động quá nặng. Hạn chế những chuyến đi xa có đường sóc. Tuyệt đối thời điểm tháng cuối này nên hạn chế nấu ăn. Mùi dẫu mỡ có thể khiến mẹ bị ghê và gây ra những hiệu ứng không tốt.
Đi khám thường xuyên
Một trong những vấn đề của mẹ bầu là tính chủ quan. Nhiều khi đau bụng, đẻ đến nơi rồi vẫn cố gắng ở nhà. Điều này không chỉ làm mẹ mệt mỏi mà còn khiến con gặp nguy hiểm.
Thăm khám thường xuyên là cách đảm bảo sức khỏe thai nhi
Nên nhớ, những tháng cuối cùng này, việc thăm khám thường xuyên là bắt buộc. Bác sĩ phải theo dõi xem tình trạng của mẹ con. Nhất là với những người đã sinh lần hai, lần ba. Đừng tiếc tiền kẻo sau hối hận.
Lời kết
Bụng bầu chưa tụt? Không cần phải quá lo lắng. Bụng không tụt không có nghĩa là mẹ không thể sinh con thuận lợi. Trong khi đó, bụng tụt chưa chắc đã sinh dễ. Mẹ nên áp dụng những cách thức nói trên để yên tâm hơn, đồng thời sẵn sàng cho việc lâm bồn nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!