Tuy vẫn còn cách xa thời gian sinh nhưng ở nhiều mẹ bầu cảm thấy thai 29 tuần bị tụt bụng. Vậy thế nào là tụt bụng và tụt bụng có phải là nguy cơ sinh non?
- Vị trí của thai nhi tuần 29
- Thế nào là tụt bụng?
- Thực hư thai 29 tuần bị tụt bụng
- Thai 29 tuần có nên vận động?
Vị trí của thai nhi tuần 29
Bước vào tuần 29, thai nhi đã dài từ 39-41cm, nặng từ 1,2-1,4g và đạp thường xuyên. Đây cũng là lúc mẹ bầu nên tập thói quen đếm cử động thai.
Vào tuần thai 29, thai nhi phát triển nhanh về cơ bắp và phổi. Não cũng phát triển rất nhanh và chiếm một phần đáng kể trong tổng khối lượng cơ thể. Da bé mượt mà hơn và mất phần lông nhung. Tủy sống bắt đầu sản xuất hồng cầu. Bé cũng có thể nhắm và mở mắt. Đặc biệt, trong tuần thai này, bé bắt đầu biết mỉm cười và hay nấc cụt.
Lúc này, bé nằm dọc theo bụng mẹ, đầu bé hướng xuống tử cung. Vị trí nằm của thai nhi trong tuần này không ảnh hưởng đến hình dáng bụng của mẹ.
- Thai 29 tuần nằm dọc theo bụng mẹ, đầu bé hướng xuống tử cung
Như thế nào là tụt bụng?
Tụt bụng là hiện tượng thai nhi di chuyển xuống vị trí thấp hơn. Khi đó bé yêu thường nằm trong khung chậu của người mẹ. Hiện tượng tụt bụng ở mẹ bầu chỉ xuất hiện khi sắp sinh. Đối với mẹ bầu sinh con lần đầu, cách ngày sinh 2-4 tuần sẽ xảy ra hiện tượng tuột bụng. Đối với mẹ sinh con thứ, hiện tượng tụt bụng chỉ xảy ra trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.
- Thông thường, hiện tượng tụt bụng chỉ xảy ra trước khi sinh
Thực hư việc thai 29 tuần bị tụt bụng
Thai 29 tuần bị tụt bụng là trường hợp khá hiếm gặp. Đa phần thai phụ chưa có kinh nghiệm do lo lắng thái quá mà lầm tưởng mình bị tuột bụng ở giai đoạn này. Bởi vì dấu hiệu tụt bụng còn tùy vào cảm nhận của thai phụ. Ngoài ra nó cũng liên quan tới tư thế của thai nhi trong bụng.
Muốn biết thai 29 tuần bị tuột bụng có sinh non hay không thì mẹ bầu cần đi bệnh viện. Ở đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem cổ tử cung có hở hay không?
Bản thân mẹ bầu nên quan sát những dấu hiệu đi kèm khi cảm thấy “tụt bụng”. Mẹ hãy đến cơ sở ngay lập tức nếu xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm sau đây:
- Khi xuất hiện những dấu hiệu sinh đi kèm với hiện tượng tụt bụng, mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ
Thai 29 tuần bị tụt bụng và mẹ đi tiểu thường xuyên
Khi thai nhi di chuyển xuống càng thấp thì áp lực lên bàng quang càng cao. Vì thế, mẹ bầu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Tuy nhiên cũng không loại trừ bà bầu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu là mật độ đi tiểu dày.
Áp lực lên khung chậu tăng
Ngoài gây áp lực lên bàng quang khi xuống thấp, thai nhi còn gây áp lực lên khung chậu. Vì thế mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng xương chậu.
Áp lực lên dạ dày giảm đi kèm dấu hiệu thai 29 tuần bị tụt bụng
Sự thai nhi di chuyển xuống thấp, dạ dày không còn bị chèn ép. Vì thế mẹ bầu sẽ giảm được những cơn ợ nóng. Chưa kể đến việc mẹ bầu cũng cảm thấy dễ thở hơn trước đây.
Xuất hiện các cơn gò
Thường các cơn gò tử cung sẽ bất ngờ xuất hiện và kéo dài khoảng 30 giây. Nếu sau khoảng thời gian đó mà cơn gò biến mất thì không sao. Vì đây chỉ là cơn gò sinh lý, nó có thể biến mất khi mẹ bầu thay đổi tư thế. Tuy nhiên, nếu cơn gò chuyển thành cơn, khoảng 10 phút/lần, ngày càng mạnh và nhiều thì mẹ bầu nên đi bệnh viện ngay. Vì đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất.
- Mẹ bầu không nên xem thường những cơn gò kéo dài trên 10 phút xuất hiện dồn dập
Ra dịch nhầy âm đạo
Dịch nhầy âm đạo là nút nhầy đóng ở cổ tử cung. Nó chỉ bung và được tiết ra đường âm đạo khi mẹ bầu sắp sinh. Nếu thấy dịch nhầy này xuất hiện ở đáy quần lót khi thai 29 tuần bị tụt bụng, mẹ bầu không nên nấn ná ở nhà.
Thai 29 tuần có nên vận động?
Vận động nhẹ nhàng là điều cần thiết trong giai đoạn này. Bởi nó không có ảnh hưởng gì đến thai phụ và cũng không dẫn đến sinh non. Tuy nhiên các mẹ bầu cũng nên lưu ý là không đi quá nhanh. Khi đi cũng chú ý tay không vung quá cao, chân cũng không bước quá cao. Khi lên xuống cầu thang, mẹ bầu nên đi thật chậm, vịn tay chắc chắn.
Với những mẹ bầu từng sinh non thì khi thai 29 tuần bị tụt bụng cũng có nguy cơ sinh non cao hơn. Vì thế ở trường hợp này mẹ bầu nên lưu ý đến những biến đổi của cơ thể.
Hiện tượng thai 29 tuần bị tụt bụng đa phần là do cảm nhận của mẹ bầu. Thực tế tình trạng này khá hiếm gặp bởi nó chỉ xuất hiện ở thời điểm sắp sinh. Mẹ bầu cần đến bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng mới có thể biết được tình trạng của mình, tránh tự chẩn đoán rồi dẫn đến căng thẳng, bất an. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính mẹ bầu và thai nhi.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!