Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z như thế nào để con phát triển tốt nhất? Mời các mẹ cùng tìm đọc để biết được những thông tin chăm sóc trẻ theo từng giai đoạn như sau:
- Từ lúc sinh – 14 ngày
- 1 tháng tuổi
- 2-4 tháng
- 4-6 tháng
- 7-9 tháng
- 10-12 tháng.
Từ lúc sinh – 14 ngày tuổi
Trẻ có thể có hiện tượng vàng da sinh lý. Tùy mỗi bé mà có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu mức độ nặng có khả năng sẽ chuyển sang vàng da bệnh lý. Lúc này trẻ cần được can thiệp chiếu đèn và hỗ trợ từ bác sĩ.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi – Cách xử lý và phòng ngừa thế nào?
Mẹ có biết bé sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân mới đúng chuẩn?
Hiện tượng vàng da này không phải do trẻ bị thiếu vitamin D hay người mẹ ăn quá nhiều cà rốt như quan niệm của một số cha mẹ đã từng chia sẻ. Vàng da sơ sinh này là do tăng hợp chất Bilirubin gián tiếp.
Thông thường vàng da sẽ hết trong vòng 7 ngày đối với trẻ khỏe mạnh và 14 ngày đối với trẻ sinh non.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi:
Theo dõi mức độ lan rộng của vàng da bằng cách ấn nhẹ ngón tay lên da bé. Mức độ nhẹ: chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vụng bụng phía trên rốn.
Khi mang bé về nhà, nếu bé bị vàng da ở mức độ nhẹ, mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm.
Trong trường hợp bé bị vàng da nặng (thường ở khu vực 2 cánh tay, dưới rốn và chân) thì cha mẹ cần cho bé để khám càng sớm càng tốt bởi dư Bilirubin gián tiếp có thể làm ảnh hưởng tới bộ não của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời
Em bé 1 tháng tuổi
Cơ thể trẻ cần vitamin D cho các hoạt động. Với trẻ bú mẹ, bé có thể hấp thu vitamin này từ sữa mẹ. Tuy vậy, mẹ vẫn cần bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này đúng cách bởi nó sẽ tác động tới phát triển răng và hệ xương của trẻ sau này.
Cách cha mẹ ứng xử:
Bổ sung vitamin D cho trẻ theo hướng dẫn sau.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời
Từ 2-4 tháng tuổi
Bé có sự hình thành liên kết khi đang ngủ và nhận thức hình ảnh tốt hơn vào ban ngày. Do đó giấc ngủ ngày của trẻ sẽ bị xáo trộn, con thường cựa quậy, khó ngủ và hay lăn lộn.
Cách ứng xử của cha mẹ:
Đừng quá lo lắng về giấc ngủ của trẻ vì ba mẹ cần hiểu rằng bé đang dần khôn lớn, con không thể cứ nằm yên một chỗ được. Thay vì bế bé ngủ rong (khiến cho bé tiếp tục hình thành liên kết hình ảnh khi ngủ, dẫn đến con bị khó ngủ hơn), mẹ nên để bé nằm trên giường và vỗ về cho bé ngủ lại.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời
Chăm sóc bé sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi
Bé sẽ có những phát triển vượt bậc về não bộ. Do đó, con bắt đầu khám phá mọi vật xung quanh bằng các giác quan trong miệng của bé. Dĩ nhiên, khởi đầu chính là các ngón tay, bàn tay của bé.
Ba mẹ sẽ thấy con thích ngậm mút ngón tay. Thường sau độ tuổi này thói quen mút tay cũng sẽ dần biến mất. Nhưng nếu sau 2 tuổi mà con vẫn còn thói quen này thì cần giúp bé từ bỏ.
Cách ứng xử của cha mẹ:
Bác sĩ Anh Nguyen cho rằng nhiều cha mẹ cảm thấy lạ lẫm và con mình đang rất “mất vệ sinh”. Tuy vậy điều này là hết sức bình thường. Đừng mắng mỏ hay giật tay con ra khỏi miệng bé. Cha mẹ nên mừng vì con đang có một mốc phát triển mới. Cha mẹ chỉ cần rửa tay cho bé thật sạch sẽ là đủ.
Trong trường hợp bé ngậm quá nhiều đến mức tróc cả da tay thì có thể thay thế bằng ti giả cho bé. Nếu bé vẫn tiếp tục có thói quen này trong độ tuổi chập chững thì kiên nhẫn nhắc nhở bé vì lúc này con đã có thể hiểu được những lời giảng giải của ba mẹ.
Bạn có thể chưa biết:
Hướng dẫn chăm bé 3 tháng tuổi chuẩn khoa học để con cứng cáp, lớn nhanh
Lịch sinh hoạt của bé 5-6 tháng tuổi dành cho mẹ tham khảo
Bé từ 5,5 – 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã cao hơn nên sữa không thể đáp ứng đủ cho bé. Lúc này con cần được làm quen với một số thực phẩm để bước vào giai đoạn ăn dặm vì chất sắt dữ trự trong cơ thể từ thời điểm trước sinh của bé đã dần cạn kiệt. Chính vì vậy thực phẩm giàu sắt cần được giới thiệu cho trẻ từ tuần ăn dặm thứ 2 trở đi.
Cách ứng xử của cha mẹ:
Chuẩn bị thức ăn có cấu trúc dạng mịn, có độ loãng, nhiều nước cho bé khi bắt đầu ăn dặm. Thịt lợn và thịt bò là những thực phẩm giàu sắt nên cho bé ăn trong thời kỳ ăn dặm.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời
Trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi
Lúc này trẻ nhạy cảm và muốn khám phá nhiều hơn về cấu trúc thức ăn. Cấu trúc dính và loãng không còn gây hứng thú cho trẻ nữa. Nếu trì hoãn việc chuyển cấu trúc thức ăn có thể sẽ khiến bé mất cơ hội khám phá đồ ăn, từ đó gây ra hiện tượng biếng ăn.
Cách chăm trẻ sơ sinh 7-9 tháng tuổi
Lúc này, cha mẹ nên chuyển sang cấu trúc thức ăn đặc hơn, có dạng hình khối, không cần rây hoặc xay quá mịn.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh năm đầu đời
Bé từ 10 -12 tháng tuổi
Ở những tháng tuổi này, bé có khả năng nhận ra cấu trúc khối và thích hình thể không gian. Trẻ thích tham gia vào bữa ăn như thích bốc, cầm nắm thức ăn. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, con sẽ “quậy” trong bữa ăn nhiều hơn là ăn.
Cách ứng xử của cha mẹ:
Tạo cơ hội cho bé khám phá cấu trúc thức ăn thông qua tự cầm nắm hoặc xúc thức ăn. Cha mẹ có thể nấu cơm nát rồi nắm lại, cho bé những mẩu bánh mì mềm, các mẩu thức ăn được chế biến mềm, cắt tầm 1-2 đốt ngón để bé được thoải mái tự ăn.
Mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z. Mặc dù vậy mỗi em bé là 1 bản thể hoàn toàn khác nhau và có hành trình phát triển khác nhau, không bé nào giống bé nào. Do đó các mẹ nên tôn trọng quá trình phát triển của bé và thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc trẻ của bác sĩ chuyên khoa. Điều quan trọng nhất không phải là chiều cao hay cân nặng của con mà là con có thể lớn lên 1 cách khỏe mạnh và vui vẻ nhất. Hy vọng rằng sau bài viết này, mẹ sẽ có thêm kiến thức và thông tin bổ ích cho hành trình nuôi con nhỏ của mình.
Nguồn bài viết: Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyen tại Anh Quốc
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!