Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi có thể do con bị cảm lạnh, bị cúm, dị ứng hoặc do ngạt mũi sơ sinh. Khả năng miễn dịch kém nên tình trạng trẻ 1 tháng tuổi ho có đờm khá phổ biến. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết phải làm sao để con nhanh chóng khỏi bệnh. Cách giải quyết là rửa mũi cho bé hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các thông tin sau:
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị chảy nước mũi
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho sổ mũi do nguyên nhân gì?
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị chảy nước mũi phải làm sao?
- Cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh
- Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Câu hỏi: Bé 1 tháng bị sổ mũi có cần kiêng tắm gội cho con không? Vệ sinh mũi cho con ra sao để đảm bảo an toàn? Mẹ nên làm gì để con mau khỏi?
Trả lời:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM:
Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ vẫn có thể tắm rửa thường xuyên cho trẻ. Nếu mẹ kiêng tắm, vệ sinh cá nhân kém, con sẽ dễ bị nổi mẩn, hăm khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Hơn nữa, việc tắm rửa sạch sẽ sẽ làm sạch mồ hôi, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nhanh khỏi bệnh hơn. Khi tắm cho trẻ, mẹ lưu ý sử dụng nước ấm, tắm trong phòng kín gió. Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn bông khô lau cho trẻ ngay và mặc quần áo được chuẩn bị sẵn.
Khi trẻ sổ mũi, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào một bên mũi trẻ. Sau đó, mẹ dùng máy hút mũi hút dịch ra sẽ làm giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp.
Ngoài việc giữ thông thoáng mũi cho trẻ, mẹ cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ, nằm đầu cao hơn khi ngủ, tắm rửa sạch sẽ và giữ ấm. Bên cạnh đó, mẹ cần giữ vệ sinh nơi ở để tạo không gian sống sạch, theo dõi sát trẻ để phát hiện các dấu hiệu trở nặng (trẻ bỏ bú, quấy khóc, nước mũi đổi màu vàng, xanh hay có máu) và kịp thời đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị chảy nước mũi
- Sổ mũi do cảm lạnh, khi trẻ bị cảm lạnh sẽ bị sổ mũi, ngạt mũi. Đồng thời trẻ sơ sinh hơn 1 tháng tuổi bị sổ mũi còn có những triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng rồi ho, hay hắt hơi và chảy nước mắt.
- Bé 1 tháng tuổi bị sổ mũi nước có thể do thời tiết lạnh, nhưng nếu giữ ấm tốt sẽ nhanh chóng khỏi.
- Trẻ 1 tháng bị sổ mũi do bị cúm, trẻ sơ sinh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, bị lạnh, run, người khó chịu, chán ăn và quấy khóc.
- Trẻ sơ sinh 1 tháng bị hắt hơi sổ mũi do dị ứng, đồng thời trẻ sẽ có những triệu chứng như ngứa ngáy và đỏ mặt.
- Ngoài ra, cũng có những trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sổ mũi do ngạt mũi sơ sinh vì nước nhầy bào thai chưa được hút sạch.
Nguyên nhân bé chảy nước mũi rất đa dạng (Nguồn ảnh: vinmec)
Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sổ mũi có kèm theo chứng khó thở thì không đơn thuần chỉ do ngạt mũi mà còn có thể do co thắt các cơ của đường hô hấp, biểu hiện bệnh viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Khi đó, mẹ cần đưa bé gặp bác sĩ ngay để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ 4 tháng bị chảy nước mũi cần phải làm gì
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho sổ mũi do nguyên nhân gì?
- Cảm cúm đôi khi có thể kèm theo biểu hiện sốt nhẹ hoặc biếng bú
- Dị ứng phấn hoa, nhà có bụi hoặc một số món ăn của mẹ
- Viêm xoang
- Thời tiết thay đổi hay độ ẩm trong không khí giảm
- Khói thuốc lá, nước hoa kích thích mũi con
- Các bệnh do virus (như cảm lạnh). Trẻ có thể mắc bệnh này ngay cả khi thời tiết nóng bức.
- Bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi vì có dị vật trong mũi.
- Ngạt mũi sơ sinh do nước nhầy bào thai chưa được lấy sạch khỏi đường hô hấp của trẻ. Có hiện tượng trẻ sơ sinh vừa về nhà đã bị nghẹt mũi.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị chảy nước mũi phải làm sao?
Làm thông thoáng mũi của bé
Dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mỗi bên 1, 2 giọt để làm loãng dịch mũi. Tiếp tục dùng dụng cụ hút mũi, hút nhẹ nhàng, tránh mạnh quá, hút sạch dịch mũi ra cho bé. Sau đó dùng bông tăm mềm nhẹ nhàng lau sạch lại một lần nữa để mũi bé thông thoáng, sạch sẽ và dễ thở.
Với cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh này mẹ nên thực hiện mỗi ngày 1 – 3 lần tùy theo bé bị sổ mũi nhiều hay ít. Nhưng phải chú ý nhẹ nhàng tránh làm bé bị đau và sốc.
Tắm cho bé sơ sinh 1 tháng bị sổ mũi bằng nước ấm pha gừng
Đây là cách trị bệnh khi trẻ 1 tháng tuổi bị sổ mũi tại nhà. Khi trẻ tắm bằng nước ấm pha gừng, hơi ấm sẽ làm dịch mũi lỏng hơn, dễ chảy ra và mẹ sẽ làm sạch được. Ngoài ra, có thể giã một củ gừng nhỏ pha với nước tắm ấm, tinh chất từ gừng sẽ giúp bé khai thông khí huyết, hạn chế tình trạng sổ mũi rất tốt. Hơi nước nóng sẽ giúp làm loãng dịch đờm trong mũi họng, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.
Tắm cho bé bằng nước ấm pha gừng (Nguồn ảnh: vinmec)
Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh sổ mũi, mẹ có thể nhỏ vào chậu nước tắm 1, 2 giọt tinh dầu tràm sẽ giúp cơ thể ấm hơn, đánh tan sổ mũi.
Cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi nước nằm cao đầu hơn khi ngủ
Khi trẻ 1 tháng tuổi bị sổ mũi, mẹ hãy đặt đầu bé cao hơn sẽ giúp ngăn chặn nước mũi chảy ngược vào trong khiến bé khó thở. Ngược lại, nước mũi sẽ chảy ra ngoài, mẹ dễ dàng vệ sinh để bé dễ chịu hơn. Nhưng mẹ cần chú ý kê đầu bé bằng gối hoặc chăn mềm không quá cao, đảm bảo đầu bé không bị tuột xuống.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi cần phải làm gì
Cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng
- Không hút thuốc trong nhà để hạn chế việc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi
- Giữ cho thảm sạch sẽ, không có bụi
- Thường xuyên vệ sinh máy lạnh để tránh tình trạng trẻ sơ sinh sổ mũi
- Để thú cưng ở không gian khác không gần bé
- Đóng cửa sổ nếu trẻ em sơ sinh bị sổ mũi bị dị ứng với phấn hoa.
Tăng đề kháng cho trẻ
- Bổ sung sữa mẹ cho bé để cơ thể luôn đầy đủ nước và chất dinh dưỡng, có thể chống chọi lại bệnh tật.
- Giữ mức thân nhiệt ổn định cho con, không để con bị nóng hay lạnh đột ngột đề phòng em bé sơ sinh bị sổ mũi
- Đảm bảo mũi của con được vệ sinh đúng cách để tránh tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách (Nguồn ảnh: vinmec)
Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi
- Tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có hệ miễn dịch rất non yếu. Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào, kể cả Đông y hay các dung dịch tự chế. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc mũi và làm tình trạng sổ mũi của bé nặng nề hơn
- Hút mũi trực tiếp cho bé bằng miệng
- Rửa mũi quá thường xuyên
- Lạm dụng thuốc nhỏ mũi khi chăm sóc trẻ.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!