Bị ngứa khi mang thai tháng đầu là chuyện rất bình thường. Nhiều mẹ bầu cũng phải đối mặt với tình trạng tương tự thậm chí đến hết tháng thứ ba.
Đa phần, bị ngứa khi mang thai tháng đầu không ảnh hưởng quá nhiều đến mẹ bầu. Trừ việc liên tục gãi và hơi mất thẩm mỹ khi vết gãi loang rộng ra thì cơ bản, việc bị ngứa không khiến cơ thể mẹ có vấn đề gì cả. Song, nói như vậy không có nghĩa là có thể chủ quan. Một số trường hợp có bệnh lý cũng gây ngứa cho mẹ. Tuy nhiên, số lượng bệnh này không nhiều.
Do vậy, cần khẳng định một điều: Nếu mẹ bầu bị ngứa khi mang thai tháng đầu, đừng quá lo lắng nhé.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Nguyên nhân bị ngứa khi mang thai tháng đầu
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, ngứa khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, xuất hiện ở mọi giai đoạn của thai kỳ. Mẹ bầu đỏ và ngứa ngáy ở lòng bàn tay, bàn chân, phát ban hoặc ngứa toàn thân, rạn da gây ngứa ở ngực, bụng, đùi, mông. Tình trạng này không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, có thể tự biến mất sau khi sinh nhưng lại khiến mẹ bầu khó chịu.
Nguyên nhân gây ngứa bao gồm:
– Sự tăng trưởng nhanh chóng của tử cung khiến da bụng bị căng giãn và khô, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
– Sự gia tăng hormone estrogen làm cho mạch máu giãn và gây ngứa.
– Ứ mật trong gan dẫn đến tình trạng muối mật tích tụ ở da và gây ngứa: Hormone ảnh hưởng đến chức năng túi mật. Điều này dẫn đến làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của mật. Túi mật chứa mật được sản xuất trong gan. Đây là điều cần thiết trong sự phân hủy chất béo trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi lưu lượng mật dừng lại, gây ra sự tích tụ các a-xít mật trong gan có thể lan tràn vào máu gây tình trạng ứ mật thai kỳ. Những phụ nữ có tiền sử bị gan hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này có nguy cơ cao hơn. Có khoảng 1/1000 phụ nữ mang thai gặp phải chứng bệnh này.
– Mẹ bầu có tiền sử da khô, chàm bội nhiễm.
– Dị ứng thức ăn
Một số nguyên nhân khác:
Tăng lưu lượng máu gây ngứa trên da
Việc bà bầu bị ngứa bụng khá thường xuyên
Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bắt đầu cảm thấy bị ngứa ở vùng bụng. Bà bầu bị ngứa bụng là hiện tượng khá phổ biến. Nó thường không đáng ngại. Đó là do lưu lượng máu bên trong cơ thể đang tăng lên. Máu chảy về bề mặt da cũng nhiều hơn. Điều này có thể gây một chút cảm giác khó chịu cho mẹ. Không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.
Bệnh mề đay sẩn ngứa trong thai kỳ (PUPP)
Đây là một trong những bệnh về da chỉ xảy ra trong thời gian mang thai. Những triệu chứng thường xuất hiện ở mẹ mang thai lần đầu và các mẹ mang thai đôi hoặc đa thai. Các vết mẩn ngứa xuất hiện như ban đỏ. Nó nổi thành từng mảng trên tay, chân, bụng, đùi, cánh tay, bàn tay, bàn chân nhưng không bao giờ xuất hiện trên mặt.
Ứ mật thai kỳ gây hiện tượng ngứa
Mẹ bầu sẽ thấy ngứa với mức độ từ bình thường đến nặng. Vùng ngứa nhiều nhất là bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ngứa trên cổ tay, mắt cá, cánh tay, chân, da đầu, hoặc trên tất cả các bộ phận. Một số phụ nữ bị ngứa ở mọi nơi ngoại trừ bàn tay và bàn chân của họ.
Khi nào mẹ nên gặp bác sĩ vì bị ngứa khi mang thai tháng đầu?
Như đã nói, dù số ít bệnh lý khiến cơ thể ngứa ngáy. Nhưng không có nghĩa là bà bầu có thể chủ quan. Nếu mẹ bầu gặp vấn đề nghiêm trọng thì nên đến thăm khám ngay.
Nếu gặp triệu chứng nghiêm trọng, hãy gặp bác sĩ
– Ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da. Rối loạn tiêu hóa: Trường hợp này có thể mẹ đang mắc phải chứng ứ mật thai kỳ.
– Ngứa, phát ban và sốt. Đây là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh nhiễm trùng gây phát ban như herpes, sốt phát ban, sởi…
– Triệu chứng ngứa đi kèm với những tổn thương ngoài da: Gặp trong bệnh viêm da cơ địa, vảy nến…
– Nếu ngứa vùng kín, kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo, khi hư ra nhiều. Đây là dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cần phải điều trị.
5 cách giúp giảm thiểu việc bị ngứa khi mang thai
Ngứa, rạn da, khô da và những dấu hiệu khác trên cơ thể chứng tỏ mẹ bầu đang có vấn đề. Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam: Khi bị ngứa, mẹ không nên cào và gãi vì có thể khiến da bị kích ứng và ngứa hơn. Mẹ nên chườm ấm vùng da ngứa, giữ ẩm và chống rạn da bằng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp, mặc quần áo thoáng mát, giữ vệ sinh cơ thể, tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A và D, tránh đồ ăn cay nóng, tập thể dục thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể, uống đủ nước để giảm tình trạng bị ngứa khi mang thai tháng đầu. Nếu tình trạng không giảm đi kèm với chán ăn, mệt mỏi, vàng da thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ là bí quyết giảm ngứa
Nên tắm bằng nước ấm và sử dụng vải bông xốp mềm để chà nhẹ toàn thân. Sữa tắm nên chọn loại có độ pH vừa phải, không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm. Nếu sử dụng bốn tắm, nên pha thêm nước yến mạch hoặc baking soda trong bồn tắm. Điều này có tác dụng làm dịu cơn ngứa. Tuy nhiên cần tránh ngâm mình lâu trong bồn tắm.
Bôi gel hoặc tinh dầu
Mẹ bầu có thể giữ ẩm và chống rạn da bằng các loại gel hoặc tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như dầu dừa, hạnh nhân, hướng dương. Với vùng bụng, bạn nên bôi kem một cách nhẹ nhàng. Tránh kích thích gây co bóp tử cung. Tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ sút cao. Dễ gây kích ứng có thể làm tăng cơn ngứa .
Nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nên chọn loại phù hợp cho phụ nữ mang thai và không nên lạm dụng vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm triệu chứng ngứa
Lời kết
Bị ngứa khi mang thai tháng đầu là chuyện khá thường gặp. Vậy nên, khi có triệu chứng ngứa, mẹ bầu nhớ là không được gãi. Ngoài ra, hãy giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, uống đủ nước. Chỉ cần như vậy là đã đủ đánh bay cơn ngứa rồi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!