Ngứa ngực khi mang thai là hiện tượng vô cùng phổ biến mà chị em trong thai kỳ gặp phải vì nhiều lý do đến từ trong và ngoài da. Cảm giác ngứa ngáy vùng đồi núi và nhũ hoa có thể khiến nhiều mẹ bầu khó chịu và không biết phải làm sao.
Tuy nhiên đây không phải là tình trạng nghiêm trọng và hoàn toàn có cách để giảm bớt cảm giác ngứa.
Vì sao bà bầu bị ngứa ngực khi mang thai?
Vùng ngực và nhũ hoa của phụ nữ khi có bầu thường xuất hiện cảm giác ngứa nhiều cấp độ do những thay đổi sinh lý khác nhau xảy ra trong thai kỳ. Một số thay đổi gây ngứa có thể kể đến như:
1. Thay đổi nội tiết tố
Biến động nội tiết tố là một trong những lý do gây ra ngứa ngực khi mang thai. Sự gia tăng nồng độ progesterone và estrogen có thể tạo nên thay đổi trong các mô của ngực và làm cho da ngực mẹ bầu nhạy cảm khác thường.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ngứa vùng ngực ở bà bầu
Da nhạy cảm thường dễ bị ngứa khi tiếp xúc với các chất bên ngoài môi trường như quần áo, mồ hôi, bụi bẩn. Bên cạnh đó, một số hormone thay đổi khi có thai cũng ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi làm đổ mồ hôi nhiều, tăng khả năng da bị khô và gây ngứa da, đặc biệt là vùng nhũ hoa và dưới ngực.
2. Da bị căng, rạn
Khi có thai, kích thước ngực của mẹ bầu sẽ tăng lên nhanh chóng, da trên ngực căng ra, phát triển các vết rạn da và gây ngứa ngáy. Khi da căng ra, các tuyến da sản xuất dầu cũng bị ảnh hưởng.
Việc giảm đi lượng dầu trên da dẫn đến tình trạng khô và ngứa rõ rệt vùng ngực nói riêng và các vùng da khác trên cơ thể nói chung. Càng về cuối thai kỳ, ngực càng to ra hơn, da căng rạn nhiều hơn nên xu hướng khô, ngứa ngực cũng tăng nhiều hơn.
3. Lưu lượng máu tăng
Khi ngực tăng kích thước khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể bà bầu cũng tăng. Lưu lượng máu tăng lên làm cho vùng ngực, đặc biệt là nhũ hoa trở nên cực kỳ nhạy cảm và có thể dẫn đến cảm giác ngứa ran khó chịu.
Căng, rạn da là tình trạng phổ biến ở bà bầu
Bên cạnh những lý do phổ biến và cơ bản như trên, tình trạng ngứa ngực khi mang thai cũng có thể bị gây ra do dị ứng trong thai kỳ, viêm da, chàm, bệnh về men gan gây ứ mật làm ngứa nghiêm trọng, bệnh về ngực cũng có thể gây ngứa ngáy.
Nếu cảm giác vượt quá sức chịu đựng, kèm theo nóng ran mà không làm sao hết được, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Biện pháp giảm bớt ngứa ngực khi mang thai
Trừ khi nguyên nhân gây ngứa là do bệnh lý, thông thường ngực và nhũ hoa bị ngứa trong thai kỳ có thể xử lý và giảm bớt được bằng một vài biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà.
Các chuyên gia khuyên rằng để giảm cảm giác ngứa da thì quan trọng nhất thường xuyên giữ cho da sạch sẽ, cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Một số cách mẹ bầu có thể thử:
1. Thoa dầu dừa
Sử dụng dầu dừa giúp giảm ngứa, hạn chế viêm da
Với chị em phụ nữ vùng Á Đông, dầu dừa là nguyên liệu gần gũi và hiệu quả để làm mềm mịn da, hạn chế rạn và ngứa hiệu quả. Ngoài việc dưỡng ẩm, sử dụng dầu dừa cho vùng da ở ngực 2 lần mỗi ngày còn giúp bà bầu có được làn da căng mịn và hết ngứa ngáy.
Vì dầu dừa có đặc tính chống viêm, thúc đẩy quá trình sản xuất collagen để làm lành da nhờ Axit lauric. Đồng thời Vitamin K và sắt trong dầu dừa cũng giúp sản xuất tế bào da mới và loại bỏ các tế bào bị hỏng.
2. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Đơn giản và tiện lợi, mẹ bầu có thể thoa một lớp kem dưỡng ẩm tốt cho da vùng ngực và nhũ hoa. Chú ý khi này da rất nhạy cảm và mang thai cũng không được tuỳ tiện sử dụng mỹ phẩm và hoá chất.
Vì thế lời khuyên cho các mẹ bầu bị ngứa da là hãy chọn mua kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không mùi hương, phù hợp cho da nhạy cảm. Tốt nhất hãy tìm mua các kem dưỡng không hoá chất và làm từ quả bơ, dầu oliu, vitamin E, lô hội,….
Vaseline cũng là loại dưỡng da cực kỳ ổn làm giảm ngứa. Lưu ý không sử dụng bất kỳ loại kem có chứa nước hoa hoặc cồn vì chúng có thể làm cho da khô hơn và ngứa ngáy kéo dài.
Để đề phòng dị ứng, mẹ bầu nên thoa thử một ít lên một vùng da xem phản ứng trước khi sử dụng cho toàn bộ ngực hay nhũ hoa.
Lô hội (hay nha đam) là nguyên liệu làm kem dưỡng ẩm hiệu quả
3. Chọn quần áo phù hợp
Ngoài việc mặc đồ sạch, phơi khô diệt khuẩn, mẹ bầu bị ngứa ngực cũng lưu ý mặc đồ cotton thoáng khí, có khả năng hút mồ hôi hiệu quả.
Đặc biệt nên đầu tư vào những chiếc áo ngực tốt, không bí bách và không mặc áo ngực ướt, ẩm mồ hôi. Áo ngực chật hay quần áo ôm càng làm tình trạng ngứa nặng nề hơn.
4. Tránh xà phòng có hương liệu và nước hoa nồng
Sử dụng xà phòng nhẹ, không có mùi thơm và tránh sử dụng nước hoa dính lên vùng da ngực hay quần áo có thể hỗ trợ giảm ngứa ngực.
Các hoá chất gây mùi hương thường làm khô da và gây kích ứng nặng. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên hạn chế sử dụng bột giặt có mùi hay ngâm nước xả vải thơm cho quần áo.
5. Tránh tắm nước nóng
Tắm nước nóng và tắm lâu có thể làm khô da nhanh chóng hơn. Thay vào đó, mẹ bầu có thể tắm nước ấm hoặc nước mát, không tắm hay ngâm mình quá 10-15 phút.
6. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Nếu có điều kiện, chị em có thể mua và đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để cân bằng độ ẩm trong nhà, tránh được việc da bị khô, ngứa ngáy.
7. Uống nhiều nước hơn
Ít nhất 8 ly nước mỗi ngày vừa giúp da đẹp hơn, vừa bổ sung độ ẩm cần thiết và tránh được việc da bị ngứa ngáy do khô khi mang thai. Bà bầu uống nước đủ còn giúp hạn chế được tình trạng táo bón.
Uống nhiều nước giúp cấp ẩm cho da
Nếu các biện pháp trên không làm thuyên giảm các cơn ngứa ngực khi mang thai, chị em nên đi khám ngay, bác sĩ có thể cho một số loại thuốc bôi hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp ngứa ngực do bệnh lý tiềm ẩn, đi khám cũng cần thiết để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!