Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay có thể do mẹ giảm đề kháng sau sinh, ăn uống không đủ chất, nhiễm ký sinh trùng…khiến mẹ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc chăm sóc con.
Hiện có rất nhiều chị em gặp phải triệu chứng bị ngứa sau sinh. Đây là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần phải điều trị nhanh chóng, kịp thời. Để bệnh không xuất hiện thì phải biết nguyên nhân, từ đó tìm kiếm giải pháp phòng ngừa và chữa bệnh. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Nguyên nhân của tình trạng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay
- Cách điều trị triệu chứng bị ngứa sau sinh
- Các phòng bệnh dị ứng nổi mề đay sau sinh
Nguyên nhân của tình trạng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay
Bị ngứa sau sinh có rất nhiều nguyên nhân. Nếu không tìm hiểu thì chúng ta sẽ không thể nào biết đó chính là tác nhân gây bệnh.
- Sau khi sinh, sức đề kháng của mẹ còn yếu nên dễ bị nhiễm gió độc, gió lạnh. Từ đó dẫn đến dị ứng, mẩn ngứa, khó chịu.
- Chế độ ăn uống hàng ngày thay đổi dẫn đến mất cân bằng dưỡng chất dễ gây ngứa ngáy.
- Do nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun, sán… cũng gây mẩn ngứa sau sinh.
- Do vệ sinh vùng kín không đúng cách, lạm dụng dung dịch vệ sinh làm âm đạo bị viêm nhiễm.
- Dị ứng thức ăn: Sau sinh, nội tiết tố của mẹ thay đổi nên một số thức ăn dễ gây ra dị ứng, mẩn ngứa.
- Nằm nhiều, không vận động khiến cơ thể bị bách, mồ hôi ra nhiều dẫn đến tình trạng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay
Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay vì tác dụng phụ thuốc gây tê
Một số mẹ sau khi sinh mổ gặp tình trạng ngứa vùng mặt, vùng ngực. Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quang Hùng – Bác sĩ Gây mê hồi sức – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, hiện tượng ngứa này thường là do tác dụng phụ thuốc gây tê, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc họ Morphin. Ngứa vì thuốc gây tê có thể gây khó chịu cho mẹ nhưng bù lại nó làm cho tác dụng giảm đau kéo dài hơn.
Tình trạng dị ứng này sẽ tự hết. Nếu bị ngứa nhiều mẹ có thể gặp bác sĩ để được kê toa điều trị bằng các thuốc kháng histamin.
Trên đây là những nguyên nhân mà các mẹ dễ mắc phải. Vì vậy, các mẹ cần chú ý khắc phục những nguyên nhân trên.
Bị ngứa sau sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Mẹ đã biết chưa?
Cách điều trị tình trạng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay
Khi mắc phải chứng bị ngứa sau sinh sẽ khiến các mẹ gặp nhiều rắc rối. Thậm chí còn đảo lộn cuộc sống hàng ngày của chị em. Để “tạm biệt” tình trạng bị ngứa sau sinh, các mẹ nên áp dụng những biện pháp sau đây.
1. Biện pháp thể dục và vệ sinh
- Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, hạn chế nằm nhiều để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
- Xông hơi bằng các loại lá như lá trầu không, lá khế chua,… có tính sát khuẩn, chống viêm, khử mùi hiệu quả.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm, hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm.
- Đối với những mẹ bị ngứa vùng kín, cần chú ý vệ sinh âm đạo đúng cách, rửa bằng nước muối ấm.
2. Biện pháp dược liệu và sinh hoạt
- Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Áp dụng bài thuốc cổ truyền từ các loại dược thảo như: kim ngân hoa, ké đầu ngựa… Những loại thực phẩm này không ảnh hưởng đến mẹ sau sinh mà còn giúp mẹ điều tiết lại hệ miễn dịch, thanh nhiệt, giảm độc, giảm dị ứng.
- Khi bị ngứa, tuyệt đối không gãi và dùng dầu tràm để xoa vào các vị trí nổi mề đay, kiên trì trong vài ngày sẽ khỏi.
- Nên ăn những thức ăn tốt cho phụ nữ sau sinh, không gây dị ứng
Khi mẩn ngứa kéo dài thì nên đến bệnh viện hoặc bác sĩ gần nhất để khám và chữa bệnh. Bên cạnh cần lưu ý không dùng thuốc kháng sinh để giảm ngứa, ảnh hưởng đến sữa cho con bú.
Cân bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất để điều trị bị ngứa sau sinh.
Mẹ đã biết chưa?
Các phòng bệnh bị ngứa sau sinh
Để không phải gặp triệu chứng bị ngứa sau sinh, các mẹ cần phải nắm rõ cách phòng bệnh. Đặc biệt, sau sinh, nếu mẹ bị mắc phải bệnh này thì sẽ ảnh hướng nhiều đến chăm sóc con. Dưới đây là một số cách phòng bệnh:
- Nên ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ.
- Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hay thức uống có chứa nhiều chất kích thích.
- Không ăn thực phẩm dễ lên men như: đường, sữa đậu nành, tinh bột.
- Mùa hè nên mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Mùa đông giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng tai và cổ họng. Điều này sẽ giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ.
Để tránh bị ngứa nên ăn nhiều rau củ quả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng bị ngứa. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh sẽ giúp các mẹ tránh xa căn bệnh này. Hy vọng các mẹ sẽ không bao giờ bị căn bệnh này làm khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguồn thông tin: Các tác dụng phụ của thuốc gây tê – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!