Ngứa da đầu khi mang thai thông thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây mệt mỏi, khó chịu.
Bà bầu bị ngứa có phải là điều bình thường?
Theo ước tính của các nhà y học, thì có khoảng 14% số phụ nữ mang thai thường xuyên bị ngứa, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi của thai kỳ. Tình trạng đó sẽ biến mất sau khi sinh. Bạn có thể bị ngứa ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Ngoài ra, một số mẹ bầu còn bị ngứa kèm theo dấu hiệu phát ban toàn thân, rạn da khi mang thai quá mức, làm xuất hiện những mảng da bị ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi… Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng ngứa và mẩn đỏ trở nên dữ dội, vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn nên đến bệnh viện khám để xác định chính xác nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ngứa da đầu khi mang thai
- Ngứa khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân như những biến đổi về sinh lý như có sự căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần. Nếu bạn có tiền sử các bệnh về da như da khô, chàm hoặc bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa.. thì nên tránh những tác nhân dẫn đến tình trạng này.
- Sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng có thể làm da của bạn cảm thấy ngứa hơn.
- Bên cạnh đó nếu bạn mắc các bệnh về gan mật cũng có thể nổi mẩn ngứa kèm rối loạn tiêu hóa, thậm chí vàng da.
- Nếu bạn có tiếp xúc với loại hóa chất nào đó thường xuyên cũng có thể dẫn đến viêm da hay viêm nang lông. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.
Lựa chọn loại dầu gội phù hợp khi mẹ bầu bị ngứa da đầu
Trên thực tế không có hãng mỹ phẩm nào sản xuất loại dầu gội đầu dành riêng cho bà bầu. Do đó, khi mang thai chị em vẫn có thể dùng các loại dầu gội đầu thông thường.
Tuy nhiên, một số loại dầu gọi đầu đặc trị nấm da đầu, gàu, viêm da đầu… thường có các thành phần hóa học độc hại thì chị em không nên dùng.
Tốt nhất, mẹ bầu nên chọn các dầu gội có thành phần thiên nhiên, organics càng tốt. Dầu gội không có các chất tạo hương nhân tạo sẽ an toàn cho mẹ bầu.
Ngoài ra chỉ nên sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải. Khi sấy tóc, mẹ bầu cần tránh để máy sấy ở nhiệt độ quá cao vì sẽ tác động và khiến tóc dễ bị hư tổn nhiều hơn. Đồng thời cũng không nên để máy sấy tóc quá gần tóc. Nên đặt cách ít nhất 15 cm, không sấy trực tiếp 1 chỗ quá 3 giây. Hãy dùng tay xới tóc liên tục trong khi sấy để hạn chế tóc khô và hư tổn.
Những việc cần làm khi bị ngứa đầu
Giải pháp để khắc phục, trước hết phải được cắt cơn ngứa bằng thể chườm lạnh, hay chườm nóng và không bao giờ được gãi. Vì đặc thù ngứa trong thai kỳ càng gãi thì càng ngứa, càng gãy thì kích thích gây tăng sừng, tăng sắc tố khiến vùng đó dày lên trở thành mãn tính rất khó điều trị hoặc để lại di chứng về sau. Ngoài ra bạn cần thực hiện những việc sau đây để giảm thiểu tình trạng ngứa da đầu khi mang thai:
- Uống đầy đủ nước từ 1,5 lít đến 2 lít một ngày
- Bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin A, vitamin D trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…
- Sử dụng loại dầu gội an toàn, dịu nhẹ
- Tránh tiếp xúc với những thức ăn hay hóa chất và những tác nhân gây kích ứng.
- Không nên gội đầu với nước nóng vì sẽ càng dễ làm ngứa thêm vì da nhanh khô.
- Tránh cào, gãi khi ngứa, bạn có thể lấy tay xoa nhẹ vào chỗ ngứa, không gãi để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.
- Nếu áp dụng các giải pháp trên mà không hết ngứa mới sử dụng thuốc. Nên nhớ rằng các thuốc chống ngứa thường bán trên thị trường là thuốc chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi như: Loratadin, Cetirizine…
Hy vọng với những chia sẻ trên thì mẹ bầu sẽ đánh bay cơn ngứa đầu. Lưu ý nếu bị ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da, tổn thương ngoài da thì có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông. Lúc này mẹ hãy đi khám bác sĩ cho yên tâm nhé!
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!