Bị ngã có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ bầu hay không? Có nguy hiểm dẫn đến sẩy thai? Phụ thuộc vào mẹ đang ở tháng thứ mấy thai kỳ và tình trạng khi ngã. Nếu ngã nhẹ thì thường không sao. Nhưng thai càng lớn thì nguy cơ biến chứng càng cao.
Nguyên nhân khiến thai phụ bị ngã
Có nhiều lý do khiến mẹ bầu có thể bị ngã khi mang thai. Một số trong số này là do:
- Sự thay đổi trọng tâm là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ bị ngã khi mang thai. Điều này có thể là kết quả của sự mất cân bằng đột ngột do tăng cân nhanh chóng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
- Sự thay đổi hormone làm giãn các khớp và dây chằng. Các khớp này căng ra và thư giãn, cho phép cơ thể phân bổ lại trọng lượng xung quanh vùng xương chậu để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Đôi khi các khớp bị giãn ra quá nhiều dẫn đến bị ngã.
- Hormone thai kỳ có thể gây sưng tấy khắp cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân. Điều này có thể dẫn đến đau và mất thăng bằng, dẫn đến ngã quỵ.
- Dao động lượng đường trong máu và huyết áp do hệ thống miễn dịch suy yếu và mất cân bằng hormone có thể gây ra chóng mặt và ngã.
- Bất cẩn khi di chuyển hoặc yếu tố bến ngoài như sàn trơn trượt, vô tình bị đụng và té ngã,…
Vậy khi chẳng may thai phị bị vấp và ngã, vậy bị ngã có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Có dẫn đến sẩy thai ngay lập tức?
Khi thai phụ bị ngã có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Nhìn chung, nếu bị ngã nhẹ thì hầu hết những trường hợp đều an toàn và không có biến chứng gì xảy ra. Tử cung của phụ nữ có thai rất kỳ diệu, sự đệm đỡ của buồng ối hay các cơ tử cung khỏe mạnh sẽ giúp con không gặp phải bất kì tổn thương hay chấn thương lâu dài nào từ một lần ngã nhẹ. Thai phụ chỉ cần ổn định lại tâm lý, quan sát thêm cơ thể như thế nào là ổn. Nhưng để an toàn nhất, hãy đến khám bác sĩ nếu bị ngã.
Nhưng nếu cú ngã khá nặng hoặc bị va chạm ở những góc nhất định; hoặc khi ở giữa hay cuối thai kỳ thì mẹ bầu cũng phải ngay lập tức đến bác sĩ hay trung tâm y tế gần nhất. Một số biến chứng có thể xảy ra như:
- Nhau bong non
- Mẹ bị gãy xương
- Tổn thương sọ thai nhi
- Sức khoẻ tinh thần của mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Một cú ngã nhỏ sẽ không đủ để gây ra vấn đề cho mẹ và bé. Nhưng nếu có một số triệu chứng sau thì hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức:
- Bị ngã và bụng tiếp đất hay đập trực tiếp vào bất kỳ thứ gì.
- Rò rỉ nước ối và/hoặc chảy máu âm đạo.
- Đau dữ dội, đặc biệt là ở xương chậu, dạ dày hoặc tử cung.
- Các cơn co thắt xuất hiện và nhanh dần hơn.
- Nhận thấy em bé ít hay không còn thai máy nữa
An toàn và tránh trượt ngã khi mang thai
- Để tránh trượt ngã, hãy quan sát kỹ càng bề mặt sàn xem có đang bị ướt, có nước hay chất lỏng nào hay không.
- Mang giày có đế bám chắc hoặc bề mặt không trơn trượt.
- Tránh đi giày cao gót hoặc giày dễ vướng chân khi mang.
- Khi có thể, hãy sử dụng lan can để hỗ trợ khi đi bộ hay lên xuống cầu thang.
- Tránh mang vác nặng hay cồng kềnh khiến thai phụ không nhìn thấy bàn chân của mình.
- Yêu cầu giúp đỡ và dựa vào anh xã hoặc bạn bè và gia đình nếu nơi di chuyển gồ ghề, khó khăn
- Giải lao giữa các hoạt động và đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ để chống lại mệt mỏi
- Ngâm chân trong nước ấm và đá muối để giúp giảm căng thẳng cơ bắp và chống lại chứng viêm
- Sử dụng miếng dính chống trượt trong phòng tắm và các khu vực khác có sàn ướt
- Nếu chân bị sưng phù, hãy nhờ anh ấy xoa bóp bàn chân hay ngâm chân thư giãn
- Đảm bảo luôn theo dõi lượng đường trong máu và huyết áp.
An toàn cho mẹ và thai nhi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thai kỳ. Nguy cơ bị ngã càng tăng cao vào những tháng cuối thai kỳ. Hãy cẩn thận nhiều nhất có thể mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!